Bộ Chính trị yêu cầu rà soát sửa Hiến pháp để tiếp tục tinh gọn bộ máy
Doanh nghiệp Nhà nước cũng cần sớm tinh gọn bộ máy Thủ tướng: Làm tốt công tác cán bộ, tổ chức khi vận hành bộ máy mới |
Ngày 28/2, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành thông báo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Đáng chú ý, tại kết kuận, Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Theo đó, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Đảng uỷ các cơ quan Đảng Trung ương; Đảng uỷ Chính phủ; Đảng uỷ Quốc hội; Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các cơ quan liên quan trong quá trình chuẩn bị các đề án, chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Đảng, Quy định về thi hành Điều lệ Đảng, về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng, về đại hội đảng bộ các cấp, về kết thúc hoạt động của đảng bộ cấp huyện và các quy định, hướng dẫn của Đảng có liên quan đến công tác xây dựng Đảng, hệ thống tổ chức đảng ở địa phương, báo cáo Bộ Chính trị theo tiến độ chung, trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước ngày 9/4/2025 (cho phù hợp tiến độ hoàn thiện tờ trình Trung ương).
![]() |
Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Quốc hội chủ trì, phối hợp với Đảng uỷ Chính phủ chỉ đạo Đảng ủy Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Đảng uỷ Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, báo cáo Bộ Chính trị vào đầu tháng 3/2025 để trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng (qua Ban Tổ chức Trung uơng) trước ngày 7/4/2025; thời gian hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp chậm nhất ngày 30/6/2025.
Đồng thời, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Chính phủ, Đảng uỷ Quốc hội (theo phạm vi, lĩnh vực) chủ trì, chỉ đạo Đảng uỷ Bộ Tư pháp, Đàng uỷ Uỷ ban Pháp luật và Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Cán bộ, công chức, Luật Thanh tra, Luật Quy hoạch, Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức Toà án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, các luật liên quan, các văn bản, nghị định về cơ chế, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bị ảnh hưởng do sắp xếp đơn vị hành chính ở địa phương và xứ lý tài sản nhà nước sau sắp xếp tổ chức bộ máy ở địa phương, báo cáo Bộ Chính trị theo tiến độ chung và hoàn thành sửa đồi, bổ sung pháp luật chậm nhất ngày 30/6/2025.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đồi, bổ sung các quy định, hướng dẫn liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn các cơ quan Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã), báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét theo thầm quyền và hoàn thành chậm nhất ngày 30/6/2025.
Ngoài ra, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Ban Tổ chức Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng; các Đảng uỷ: Chính phủ; Quốc hội; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; Toà án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhần dân tối cao; Bộ Tư pháp; Bộ Nội vụ và các cấp uỷ, tổ chức đảng căn cứ kết luận này để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện, bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông các nhiệm vụ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức để thực hiện đúng tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.
Quá trình xây dựng các đề án cần chú ý tập trung đánh giá kỹ lưỡng tác động của phương án sắp xếp, dự báo, xác định những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh và xây dựng phương án, giải quyết cụ thể; bảo đảm tổ chức bộ máy mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thông suốt, không để gián đoạn công việc.
Tại họp báo công bố luật do Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức sáng 28/2, phóng viên báo chí đặt vấn đề Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9 vẫn giữ nguyên 3 cấp chính quyền địa phương để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp. Tuy nhiên, Kết luận 126 của Bộ Chính trị yêu cầu Đảng ủy Chính phủ nghiên cứu bỏ cấp huyện (cấp hành chính trung gian) và sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thủy cho biết, vấn đề này cần tiếp tục nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền. "Nếu có chỉ đạo về việc triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn là phải tính đến việc sửa Hiến pháp. Vì Điều 110 Hiến pháp đang nói rất rõ về hệ thống đơn vị hành chính của nước Việt Nam gồm tỉnh, huyện và xã", bà Thủy nói. Theo bà Thủy, đề xuất sửa đổi có thể xuất phát từ Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội. Khi 2/3 đại biểu đồng thuận, Quốc hội sẽ thành lập Ủy ban sửa đổi Hiến pháp để soạn thảo, lấy ý kiến nhân dân và trình thông qua. Bên cạnh việc sửa Hiến pháp, hệ thống pháp luật cũng cần đồng bộ điều chỉnh. Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản khác phải tái cơ cấu quyền hạn, nhiệm vụ từ 3 cấp xuống 2 cấp. "Các cơ quan đang nghiên cứu kỹ lưỡng đề án này. Khi có quyết định chính thức, thông tin sẽ được công khai minh bạch", bà Thủy nói. |