Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đã có kết quả xét nghiệm âm tính

Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh cho biết, sau 12 ngày điều trị, nữ bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam đã khỏe mạnh, tinh thần lạc quan, xét nghiệm âm tính.
Đối tượng nào có nguy cơ diễn biến nặng do đậu mùa khỉ? Bệnh nhân đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam có nguồn lây từ nước ngoài TP Hồ Chí Minh ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên

Theo đó, nữ bệnh nhân 35 tuổi tuổi mắc đậu mùa khỉ đã hết sốt, các bóng nước tróc vẩy, kết quả xét nghiệm âm tính. Người bệnh tuân thủ tốt quy trình cách ly và xử lý vật dụng cá nhân để tránh lây cho cộng đồng.

Cũng theo vị bác sĩ này, bệnh chưa lây ra cộng đồng khi bệnh nhân về Việt Nam, tất cả trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân đã được cách ly, theo dõi và có kết quả xét nghiệm âm tính.

Trước đó, người phụ nữ này khởi phát bệnh ngày 18/9 khi đang du lịch tại Dubai với triệu chứng sốt kèm mệt mỏi, ớn lạnh, đau cơ, đau đầu và ho, xuất hiện các nốt đỏ, ngứa trên cánh tay, thân mình và mặt. Ngay sau khi về Việt Nam, ngày 23/9, bệnh nhân đã đến khám tại Bệnh viện Từ Dũ và nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm, được chuyển sang Bệnh viện Da liễu TP HCM.

Tại đây, bác sĩ khám, nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ, bệnh nhân được cách li, lấy mẫu xét nghiệm chẩn đoán (xét nghiệm Real time PCR tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Viện Pasteur TP HCM).

Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đã có kết quả xét nghiệm âm tính
Ảnh minh họa

Ngày 25/9, bệnh nhân có kết quả ban đầu dương tính với bệnh đậu mùa khỉ và được chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM để tiếp tục cách li, điều trị và lấy mẫu giải trình tự gene tại Đơn vị nghiên cứu lâm sàng của Trường đại học OXFORD hợp tác với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM.

Bộ Y tế đề nghị các địa phương đẩy mạnh việc thực hiện nghiêm giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu, các cơ sở khám chữa bệnh và dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, ngăn chặn dịch bệnh kịp thời. Bộ Y tế cũng nêu rõ, khi ghi nhận trường hợp bệnh cần khẩn trương thực hiện điều tra kĩ tất cả các trường hợp tiếp xúc với trường hợp dương tính với đậu mùa khỉ để xác định nguồn lây nhiễm; quản lí, xử lí kịp thời ổ dịch không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng; Tổ chức cách li, điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, lưu ý không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị.

T.Sơn
Phiên bản di động