Bệnh Bạch hầu nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nhiễm độc do trực khuẩn Bạch hầu gây ra (Corynebacterium diphtheria). Vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố gây tổn thương nhiều tổ chức và cơ quan của cơ thể.
Phát hiện thêm 6 ca dương tính bạch hầu, Gia Lai xin cấp 100.000 mũi vắc xin Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu Tại sao bệnh bạch hầu có thể gây tử vong và thời gian tử vong ra sao?

Bộ Y tế đánh giá bệnh bạch hầu rất nguy hiểm nhưng đây là bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát được vì đã có vaccine từ năm 1923. Ở nước ta, từ hàng chục năm qua, vaccine có thành phần ngừa bạch hầu đã được tiêm miễn phí (4 mũi tiêm) cho trẻ dưới 2 tuổi. Ở những tỉnh, thành có nguy cơ cao, chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng đã tổ chức tiêm miễn phí mũi nhắc lại cho trẻ 7 tuổi.

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, đa số ca mắc bệnh bạch hầu là trẻ em trên 7 tuổi và chưa được tiêm phòng đầy đủ. Đó là nguyên nhân và cũng là đáp án rất cụ thể trong công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu.

Tiêm chủng và tiêm chủng đầy đủ, đúng liều, là biện pháp hiệu quả chống dịch bạch hầu, với ít nhất 90% trường hợp tiêm chủng được bảo vệ.

Tính đến hết ngày 10/7, cả nước ghi nhận 66 ca bệnh bạch hầu (có 3 ca tử vong) được ghi nhận tại Tây Nguyên. 99% người bị nhiễm bạch hầu là người dân tộc thiểu số.
Nhóm PV
Phiên bản di động