Dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Tình hình bệnh bạch hầu phát tán rộng ở tỉnh Đắk Nông đang khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.
Tại sao bệnh bạch hầu có thể gây tử vong và thời gian tử vong ra sao? Kon Tum: Nhiều trường cho học sinh nghỉ học để phòng bệnh bạch hầu Hậu quả của trào lưu antivaccine, nhìn từ những ca bạch hầu

Theo Bộ Y tế từng khuyến cáo trước đây, bệnh bạch hầu lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước. Từ khi vaccine phòng bạch hầu được đưa vào Chương trình Tiêm chủng Mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vaccine phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, Việt Nam lại ghi nhận liên tiếp các trường hợp mắc bệnh bạch hầu.

Theo số liệu mới nhất từ Chương trình Tiêm chủng Quốc gia, tỉ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em dưới một tuổi trong năm tháng đầu năm 2020 thấp hơn cùng kỳ năm 2019 (37,2%) và chưa đạt tiến độ yêu cầu là khoảng 40%.

Tỉ lệ tiêm vaccine sởi - rubella, DPT4 cho trẻ 18 tháng tuổi lần lượt là 31,2% và 28,9%, thấp hơn năm tháng đầu năm 2019. Riêng tỉ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu ở những địa phương đang diễn biến dịch bệnh bạch hầu phức tạp, chưa tới 50%.

Tính đến tối ngày 6/7/2020, Việt Nam đã ghi nhận 53 ca bệnh bạch hầu, trong đó có 28 người biểu hiện bệnh và 25 người lành mang trùng tại 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.
Phạm Mạnh
Phiên bản di động