Bên trong nơi đào tạo game thủ tại xứ sở kim chi
Xứ sở kim chi mạnh tay với bắt nạt học đường Cùng lên Fansipan ngắm băng tuyết như xứ sở Kim Chi, Hàn Quốc thu nhỏ |
“Thánh địa” Esports
Esports là cụm từ viết tắt cho Electronic Sports, đây là hình thức thi đấu các trò chơi điện tử dành cho các tuyển thủ chuyên nghiệp, được diễn ra trực tuyến với sự tham gia của nhiều tuyển thủ.
Quy mô này dự kiến tăng lên 1,87 tỷ USD năm 2025.
Triển lãm trò chơi lớn nhất Hàn Quốc G-Star 2022 (Ảnh: Yoo Yeon Gyeong) |
Hàn Quốc được xem là thánh địa eSports, nhưng nhiều người vẫn có cái nhìn tiêu cực với ngành công nghiệp tỷ USD. Do đó, các học viện ra đời để thay đổi quan điểm, giúp hàng nghìn bạn trẻ có cơ hội theo đuổi đam mê.
Sự cởi mở này xuất phát từ thực tế cứ 4 người Hàn Quốc thì có 3 người chơi game.
Một huấn luyện viên eSports tại Hàn Quốc cho biết: “Ngày nay, nhiều phụ huynh cho con em theo học tại hagwon (những trung tâm đào tạo game thủ) do họ muốn các em có thói quen tốt, thay vì rơi vào tình trạng nghiện game mất kiểm soát”.
Theo một cuộc khảo sát năm 2020 của Bộ Giáo dục Hàn Quốc, eSports xếp thứ 5 trong các công việc tương lai được sinh viên Hàn Quốc mơ ước, đứng sau vận động viên thể thao, bác sĩ, giáo viên và nhà sáng tạo nội dung số. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Hàn Quốc đang nỗ lực để tìm kiếm đào tạo các game thủ trẻ ngay từ ghế nhà trường.
Các bậc phụ huynh cũng dần thay đổi quan điểm và chấp nhận cho con mình theo đuổi nghề game thủ chuyên nghiệp.
Yang Hyun-jik, học sinh lớp 12, là một trong số 2.000 học sinh của Học viện Trò chơi Điện tử Seoul ở quận Jongno, trung tâm thủ đô Hàn Quốc, với hy vọng trở thành game thủ huyền thoại tiếp theo của nước này.
Một lớp học chơi game tại Gen.G Elite Esports Academy ở Seoul (Ảnh: The New York Times) |
Giống nhiều thiếu niên Hàn Quốc khác, Yang bắt đầu chơi game khi còn học tiểu học để giải trí, gặp gỡ bạn bè. Lên cấp hai, cậu bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về con nhiều người mơ ước nhưng ít người dám thử: trở thành game thủ chuyên nghiệp.
Mức lương cao của những game thủ tham gia Giải Vô địch Liên minh Huyền thoại Hàn Quốc (LCK) là một trong những yếu tố thúc đẩy người trẻ Hàn theo đuổi con đường này.
Thù lao trung bình năm của tuyển thủ LCK năm 2022 đạt khoảng 600 triệu won (450.000 USD), cao gấp đôi so với thu nhập trung bình của cầu thủ bóng đá K League (212.000 USD), gấp ba lần so với cầu thủ bóng chày chuyên nghiệp (116.000 USD).
Các học viện đào tạo game thủ tại Hàn Quốc mở cửa cả tuần. Các lớp cuối tuần chật kín học sinh trên toàn quốc đổ về.
Huấn luyện viên của học viện là các cựu tuyển thủ chuyên nghiệp, hoặc game thủ xếp hạng cao. Họ thường xuyên trao đổi và chơi mô phỏng cùng học sinh, cũng như giao bài tập về nhà, thường là yêu cầu xem các trận đấu chuyên nghiệp để thảo luận trong tiết tiếp theo.
Không dễ dàng
“Tại Hàn Quốc, học viên phải làm bài về nhà trên game trước khi thực sự chơi chuyên nghiệp bởi nếu không phối hợp tốt với đồng đội, họ có thể bị đuổi học... Những game thủ Hàn Quốc cực kỳ coi trọng việc này”, Jeon Dong-jin, Giám đốc hãng game Blizzard Entertainment tại Hàn Quốc chia sẻ.
Trước khi theo học, Yang nghĩ rằng điều quan trọng để trở thành game thủ chuyên nghiệp là dành hàng giờ luyện tập. Nhưng học viện chỉ khuyến khích học sinh chơi game dưới hai giờ mỗi ngày. Một số thậm chí khuyên các em không nên chơi nếu không đạt phong độ tốt nhất.
Học sinh xem lại vở kịch của mình với huấn luyện viên tại GenG Global Academy (GGA) Học sinh xem lại trận đấu của mình với huấn luyện viên tại học viện Game GenG Global Academy Ảnh: GGA) |
“Đó là chiến lược quản lý thời gian, giảm thiểu những điểm yếu, tối đa hóa những điểm mạnh trong khoảng thời gian nhất định. Hiệu quả đào tạo đạt đỉnh trong 1- 2 giờ, sau đó, não bộ con người sẽ mất tập trung và giảm hiệu suất, giống như các môn thể thao thể chất khác”, Park Se-woon, giám đốc học viện nói.
Theo giám đốc Park, nhiều trò thể thao điện tử (eSports), như LoL, là những game đồng đội, đòi hỏi tinh thần tập thể. Điều đầu tiên học viện dạy là về tinh thần đồng đội, từ bỏ thói các thói quen xấu khi chơi game.
Trong mỗi lớp đều dán biểu ngữ liệt kê 10 lời khuyên hàng đầu của Lee Sang-hyeok, có nghệ danh Faker, được coi là tuyển thủ LoL xuất sắc nhất trong lịch sử. Điều đầu tiên là "hãy đặt lợi ích của tập thể lên trước bản thân".
“Bạn sẽ bị đuổi khỏi lớp và vào phòng kiểm điểm nếu đập bàn, đập chuột. Những ai chửi thề sẽ bị kiểm điểm thêm 30 phút. Họ cũng được nghe giảng về việc thiếu kỹ năng kiểm soát cơn giận sẽ ảnh hưởng đến sự ăn ý của toàn đội như thế nào”, Kang Dong-yun, học sinh học viện, cho biết.
Việc học chính khóa của học viên cũng được ưu tiên. Đó là lý do từ thứ 2 đến thứ 6, các lớp của học viện game diễn ra sau giờ học chính khóa. Theo ông Park, điều đó đảm bảo các học viên sẽ có nhiều con đường sự nghiệp trong tương lai, nếu họ không thể trở thành game thủ chuyên nghiệp. Học viện cũng khuyến khích học sinh trau dồi thêm ngoại ngữ, bởi thị trường game nước ngoài lớn hơn thị trường trong nước.
Trong giờ học eSport tại Đại học Chunnam Techno (Hàn Quốc), sinh viên không chỉ chơi game mà còn học các chiến lược và đạo đức chơi game. (Min Joo Kim/The Washington Post) |
Không phải ai cũng xem tuyển thủ eSports là nghề tích cực. Nhiều bậc phụ huynh đã dẫn con đến bác sĩ để tư vấn cai nghiện game, hoặc gửi đến các trung tâm phục hồi chức năng. Khi có người nộp đơn xin miễn nghĩa vụ quân sự, các quan chức sẽ điều tra xem họ có chơi game online liên quan đến súng và bạo lực không.
Học sinh bỏ học để theo nghiệp eSports không hiếm. Tuy nhiên, cơ hội chỉ thực sự đến với số ít người giỏi nhất.
Theo New York Times, 10 CLB eSports chuyên nghiệp được nhượng quyền tại Hàn Quốc của game Liên Minh Huyền Thoại (LMHT) chỉ tuyển tổng cộng 200 tuyển thủ. Những người bỏ học nhưng bị gạt khỏi đội tuyển sẽ gặp khó khăn khi tìm việc do không có bằng cấp. Khác với một số trường đại học Mỹ, các trường ở Hàn Quốc không tuyển sinh dựa trên kỹ năng chơi game.