Bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa, giải quyết các vấn đề cấp bách đặt ra trong quá trình phát triển

TTTĐ - Chương trình số 03-Ctr/TU đặt mục tiêu bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa, giải quyết được những vấn đề thách thức đặt ra trong quá trình phát triển của đô thị.
Quy hoạch đô thị hai bên sông Hồng để tạo không gian phát triển Hà Nội tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày dự thảo Chương trình 05-Ctr/TU
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày dự thảo Chương trình 03-Ctr/TU

Trình bày Tờ trình Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, mục tiêu của chương trình là phát triển Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; Bảo đảm mối liên kết hài hòa giữa đô thị và nông thôn; Nâng cao chất lượng hiệu quả chỉnh trang, phát triển, hiện đại hóa đô thị gắn với phát triển kinh tế đô thị theo hướng bền vững.

Thành phố ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng các công trình tiêu biểu, không gian kiến trúc,cảnh quan đặc sắc mang đặc trưng của Thủ đô; Bảo đảm tính bền vững của quá trình đô thị hóa, giải quyết được những vấn đề thách thức đặt ra trong quá trình phát triển của đô thị.

Chương trình cũng đặt ra 5 mục tiêu cụ thể. Trong đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính khả thi của công tác chỉnh trang, hiện đại hóa đô thị tại các khu vực trung tâm; Cải tạo, chỉnh trang các khu vực đô thị cũ góp phần xây dựng cảnh quan thành phố xanh, văn minh, hiện đại.

Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị khung, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành, các đô thị vệ tinh, các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô; Tăng cường mối liên kết vùng, tạo động lực phát triển tỏng vùng Thủ đô...

Phát triển đô thị xanh, bền vững; Phát triển thành phố thông minh, hiện đại, đầu tư mở rộng khu vực đô thị, xây dựng hạ tầng khung, hạ tầng xã hội tại 5 huyện sẽ phát triển thành quận, đô thị vệ tinh; Xây dựng đô thị, khu nhà ở theo hướng xanh, hiện đại, bền vững, bảo đảm hài hòa mối liên kết giữa đô thị và nông thôn...

Chương trình đưa ra 19 chỉ tiêu, trong đó đáng lưu ý hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng huyện thành quận đến năm 2025 đối với 5 huyện Hoài Đức, Đông anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Đan Phượng;

Hoàn thành xây dựng Đề án khung cơ chế chính sách đặc thù để thúc đẩy tiến độ cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ trên địa bàn TP; Triển khai cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ nguy hiểm cấp D; Triển khai cải tạo, xây dựng lại 2-3 khu chung cư cũ... Diện tích nhà ở bình quân/người toàn TP đạt từ 27,6-29,5m2/người. Tổng số căn hộ nhà ở xã hội khoảng 25.000 căn hộ.

Để thực hiện các mục tiêu trên, Chương trình đưa ra 6 nhiệm vụ và 6 giải pháp trọng tâm. Trong đó xây dựng, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư; Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chỉnh trang phát triển đô thị và kinh tế đô thị...

Nguồn: Tuổi trẻ Thủ đô
Phiên bản di động