Bài 5: “Truyền lửa” nhiệt huyết và những tâm tư...
Bài 4: Phát huy vai trò xung kích của cán bộ Đoàn Bài 3: Giải bài toán của Đoàn trong các khu công nghiệp, chế xuất Bài 2: Chuyện những người “vác tù và hàng tổng” |
Ông Hà Quang Dự, nguyên Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn:
Đoàn phải tiếp cận và đồng hành cùng mọi tầng lớp thanh niên
Ông Hà Quang Dự, nguyên Bí thư Thứ nhất Trung ương Đoàn |
Công tác Đoàn suốt 90 năm qua thành công vì đã tổ chức được các phong trào thiết thực, đi vào cuộc sống. Tại sao phong trào “Ba sẵn sàng”, "Thanh niên tình nguyện" tồn tại năm này qua năm khác, thu hút mọi tầng lớp thanh niên tham gia? Nó không chỉ cụ thể, thiết thực mà còn đậm chất lãng mạn, với những mơ ước, hoài bão của thanh niên được khơi dậy trong những phong trào ấy.
Vì vậy, bất cứ thời kỳ nào cũng cần chú ý nuôi dưỡng tâm hồn tuổi trẻ lãng mạn, đượm chất nhân văn và tràn đầy khát vọng hoàn thiện bản thân, cống hiến, phát triển đất nước của thanh niên trong các phong trào Đoàn.
Thanh niên đừng vì lo toan cơm áo gạo tiền mà làm tâm hồn mình khô cứng lại. Tôi muốn nhấn mạnh điều này để thanh niên chúng ta luôn tươi trẻ. Đoàn Thanh niên khi triển khai các hoạt động của mình, vừa đảm bảo tính thiết thực hiệu quả, vừa lãng mạn, phù hợp tâm lý lứa tuổi thanh niên.
Đặc biệt, hiện nay, một bộ phận thanh niên sống không có lý tưởng, ước mơ, sống thực dụng. Tổ chức Đoàn, Hội phải có các giải pháp, hoạt động đoàn kết, tập hợp, giáo dục họ để trở thành những người có ích.
Ông Lê Truyền, nguyên Bí thư Đoàn Các cơ quan Trung ương:
Mọi phong trào phải thực sự diễn ra từ cơ sở
Năm 1976, tôi được vào Thành phố Hồ Chí Minh làm việc với Đoàn Thanh niên Cơ quan Trung ương cục. Trong những ngày làm việc, tôi được mời đến nói chuyện với thanh niên trí thức tại trung tâm thương mại thành phố, với tư cách là Bí thư Đoàn Các cơ quan Trung ương (nơi tập trung nhiều trí thức trẻ ở miền Bắc lúc bấy giờ). Tôi đã nói nhiều chuyện khi các bạn nêu câu hỏi nhưng không gì hấp dẫn và nóng hổi bằng kể chuyện phong trào “Ba sẵn sàng” của thanh niên miền Bắc.
Ông Lê Truyền, nguyên Bí thư Đoàn Các cơ quan Trung ương |
“Ba sẵn sàng” để lại rất nhiều bài học cho công tác Đoàn. Trong đó, các cấp bộ Đoàn đã sâu sát, nhạy bén, chỉ đạo nuôi dưỡng và phát triển “Ba sẵn sàng” đến đỉnh cao. Từ đó, “Ba sẵn sàng” trở thành một phong trào có ý nghĩa và tầm vóc lịch sử trong phong trào hành động cách mạng của thanh niên Việt Nam.
Bài học cho mọi phong trào hành động của thanh niên là phong trào phải thực sự diễn ra từ cơ sở, ở mọi cơ sở, liên tục và đều khắp trở thành cao trào. Nếu nói Đoàn là trường học giáo dục cộng sản của thanh niên thì nét đặc trưng là giáo dục gắn liền với hành động cách mạng và thông qua hành động cách mạng của thanh niên.
Ngày nay, đất nước ta đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước đang chuyển sang giai đoạn cao hơn, ngày càng đi vào chiều sâu, đầy triển vọng nhưng cũng có không ít khó khăn, phức tạp hơn so với trước. Điều này đòi hỏi sự nhạy bén, linh hoạt của thanh niên, đặc biệt là cán bộ Đoàn.
Ông Phạm Xuân Cảnh, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn Hà Nội giai đoạn 1996 - 2002:
Không dấn thân cống hiến sẽ lãng phí tuổi trẻ
Tố chất riêng có của thanh niên đó là tinh thần xung phong, tình nguyện, luôn mong mỏi có cơ hội, điều kiện để cống hiến, rèn luyện. Đấy cũng là nhu cầu tự thân của thanh niên Việt Nam. Mỗi một thời kỳ thì yêu cầu, nhiệm vụ phát triển đất nước có đặc điểm riêng. Tổ chức Đoàn là đại diện của thế hệ trẻ, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với thanh niên.
Vì vậy, Đoàn phải nắm bắt được yêu cầu nhiệm vụ của thời cuộc và nhu cầu tự thân của thanh niên để định hướng những nội dung phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, Thủ đô, chủ trương của Đảng, chính quyền, thành phố.
Ông Phạm Xuân Cảnh |
Trên cơ sở nhu cầu tự thân của thanh niên, tôi tin rằng, ở thời điểm hiện nay hay bất kỳ thời nào, tổ chức Đoàn sẽ luôn nắm bắt và vận dụng nguyên lý ấy. Điều đó chắc chắn tạo ra môi trường khơi dậy sức trẻ của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong hành động của tổ chức Đoàn, chúng ta phải chạm được trái tim, tình cảm của người trẻ, khơi gợi niềm tự hào của mỗi người. Điều đó đòi hỏi cán bộ Đoàn, tổ chức Đoàn phải dày công nghiên cứu, suy nghĩ. Tổ chức Đoàn cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, phát triển phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng phát triển đất nước hiện nay.
Là cán bộ Đoàn, là thanh niên mang trong mình sức trẻ thì nên dấn thân, cống hiến. Nếu không dấn thân, không cống hiến sẽ lãng phí tuổi trẻ, bỏ lỡ cơ hội chỉ đến một lần trong đời người.
Ông Dương Văn An, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Quốc gia về thanh niên (giai đoạn 2009 - 2014):
Đừng sợ những việc chưa ai làm
Khi làm Bí thư Tỉnh đoàn, tôi từng tự tin leo lên xe của Bí thư Tỉnh ủy trên đường từ một hội nghị trở về để tranh thủ đề xuất công việc. Được gặp Tổng Bí thư, tôi mạnh dạn chia sẻ tâm tư: Làm cán bộ Đoàn là hai lần xin việc. Lần đầu tiên là xin làm cán bộ Đoàn, lần thứ hai là sau khi hết tuổi Đoàn phải xin đến một cơ quan khác, xem như “làm lại từ đầu”… Do vậy, mong Đảng quan tâm, chăm lo hơn nữa đến đội ngũ cán bộ Đoàn, xem xây dựng Đoàn là xây dựng Đảng trước một bước; Xem đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đoàn là chuẩn bị đội ngũ kế cận cho Đảng.
Ông Dương Văn An |
Khi trao đổi, thảo luận công việc với đồng nghiệp, tôi thường khuyến khích anh em tìm cách tiếp cận mới, đừng đem cái cũ ra soạn lại. Tôi cũng nhấn mạnh với anh em rằng, kế thừa là tốt nhưng phải có đổi mới, sáng tạo; Thời kỳ mới thì phải có tư duy mới, cách tiếp cận mới.
Kể lại những điều này để nói lên mong mỏi của tôi đối với người trẻ, cán bộ trẻ, là phải tự tin, mạnh dạn, luôn suy nghĩ sáng tạo, dám đổi mới và đột phá. Đừng quá rụt rè trước lãnh đạo, đừng ngại đề xuất những cái mới, đừng sợ làm những việc chưa ai làm, đừng sợ thất bại.
Người trẻ phải dấn thân, càng khó khăn, càng chịu áp lực cao thì càng có môi trường rèn luyện tốt; Phải làm việc với một sự say mê, chứ không phải làm cho đủ, làm cho xong việc...