Bắc Giang: Xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản gửi UBND huyện Yên Dũng đề nghị đơn vị này xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm theo đúng quy định.
Bắc Giang: Làm rõ đối tượng gây tai nạn rồi bỏ chạy Bắc Giang: Bắt quả tang 11 con bạc khát nước tại Tân Yên Bắc Giang: Phát hiển tử thi nam dưới mương nước chưa rõ nguyên nhân

Trướ chủ trương của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm (huyện Yên Dũng) vào ngày 12 - 14/2 Âm lịch (tức 14 - 16/3/2022) nhằm khôi phục lại các hoạt động lễ hội góp phần phát triển du lịch, thích ứng linh hoạt với trạng thái bình thường mới sau đại dịch COVID-19.

(BGĐT) - Nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Yên Dũng (Bắc Giang) tập trung cải tạo, chỉnh trang khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm.
Khuôn viên chùa Vĩnh Nghiêm được chỉnh trang lại trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

Để tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm lành mạnh, an toàn, giàu bản sắc văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang đề nghị UBND huyện Yên Dũng xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm đúng theo quy định, có phương pháp phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và du khách tham gia lễ hội.

Sở còn đề nghị UBND huyện Yên Dũng đưa thêm các trò chơi dân gian truyền thống phù hợp với phần hội, phối hợp với Sở để tổ chức giải vô địch đẩy gậy và kéo co toàn tỉnh tại chùa Vĩnh Nghiêm trong thời gian diễn ra lễ hội.

Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức hàng năm tại chùa Vĩnh Nghiêm (hay còn gọi là Lễ hội chùa La). Trước đây, lễ hội được tổ chức vào ngày 1/11 Âm lịch hằng năm, nhân dân trong vùng vẫn quen gọi đó là tiết lệ của chùa La - ngày hóa của Giác hoàng Điều Ngự Trần Nhân Tông.

Những năm gần đây, Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm được tổ chức trong ba ngày từ ngày 12 đến ngày14/2 Âm lịch hàng năm cho hợp với thời tiết mùa xuân, hợp mùa lễ hội và cũng là ngày giỗ của các vị trụ trì thuộc hàng tổ thứ hai như tổ Trần Như, tổ Thích Thanh Hanh… nên các nhà sư trụ trì sau này tổ chức giỗ chung một ngày, gọi là ngày giỗ Tổ nên tính chất hội ít mà tính chất lễ giỗ nhiều hơn.

Thanh Thắng
Phiên bản di động