Bắc Giang: Hoạt động khai thác khoáng sản tại huyện Yên Dũng đã đi vào “nề nếp”

Năm 2021, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và từng bước đi vào nề nếp. Công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản được tăng cường đã mang lại hiệu quả nhất định.
Bắc Giang: Ông Hoàng Văn Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng Ông Bùi Quang Huy được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang Bắc Giang: Huyện Yên Dũng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Trong năm 2021, công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản tại huyện Yên Dũng, Bắc Giang được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo và từng bước đi vào nề nếp. Công tác kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản được tăng cường đã mang lại hiệu quả nhất định.

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng công tác thu hút đầu tư cũng như phê duyệt triển khai các dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói chung và huyện Yên Dũng nói riêng vẫn đảm bảo đúng tiến độ.

Việc các dự án đầu tư được phê duyệt, khởi công xây dựng đồng nghĩa với việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản sẽ phức tạp hơn, khó khăn hơn.

Yên Dũng (Bắc Giang): Đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào “nề nếp”
Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản tại huyện Yên Dũng đã từng bước đi vào nề nếp

Theo tìm hiểu của PV, trên địa bàn huyện Yên Dũng hiện có 7 tổ chức được cấp giấy phép khai thác khoáng sản hoạt động. Trong đó, đất san lấp mặt bằng có 5 đơn vị: Trường Quân sự Quân đoàn 2, Công ty TNHH Quốc Kỳ; Công ty TNHH MTV thương mại Bá Thiết; Công ty TNHH Thái sơn Blu, UBND xã Tiền Phong và 2 đơn vị khai thác đất gạch ngói và đất pha cát, cát.

Để hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản đảm bảo đúng quy định pháp luật, đi vào nề nếp, UBND huyện Yên Dũng và Phòng TN&MT đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật khoáng sản nhằm nâng cao hiểu biết, ý thức tự giác, thượng tôn pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Song song với công tác tuyên truyền, năm 2021, UBND huyện Yên Dũng đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản đối với các đơn vị được UBND tỉnh Bắc Giang cấp phép khai thác khoáng sản trên địa bàn như: Công ty cổ phần Đại Tỉnh, Công ty TNHH Bá Thiết, Công ty TNHH Quốc Kỳ, Công ty TNHH Thái Sơn Blu, Công ty cổ phần gạch tuynel Đa Thịnh, Công ty cổ phần gạch Trường Sơn Bắc Giang về thực hiện các quy định của nhà nước trong khai thác khoáng sản.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Công an huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, phát hiện và thiết lập hồ sơ xử lý vi phạm 10 trường hợp khai thác đất, cát trái phép với tổng số tiền nộp phạt vào ngân sách nhà nước là hơn 1,1 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, UBND xã, thị trấn thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tình hình, tiến hành xác minh giải quyết và trả lời các ý kiến, kiến nghị, phản ánh của người dân về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện. Chính vì vậy, trong năm 2021 không phát sinh đơn thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý khoáng sản.

Yên Dũng (Bắc Giang): Đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào “nề nếp”
Hoạt động khai thác khoáng sản góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH và đáp ứng nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, giao thông

Không những vậy, UBND huyện Yên Dũng đã bố trí dự toán ngân sách nhà nước cho công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và chỉ đạo thực hiện các cam kết về trách nhiệm trong công tác quản lý khoáng sản giữa chủ mỏ với Chủ tịch UBND cấp xã.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cho biết, hoạt động khai thác khoáng sản góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu cho một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, giao thông trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, UBND huyện Yên Dũng thường xuyên chỉ đạo kiểm tra, tuyên truyền pháp luật về tài nguyên khoáng sản để nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng cũng nêu ra các hạn chế, tồn tại như một số xã, thị trấn chưa quan tâm đến công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn; chưa chủ động kiểm tra, ngăn chặn xử lý vi phạm trong khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép ngay từ đầu, dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra ở một số xã.

Không những vậy, một số doanh nghiệp, cá nhân được cấp phép khai thác chưa thực hiện đúng các quy định như: khai thác ra ngoài phạm vi hoặc sâu hơn độ sâu cho phép, sử dụng xe quá tải quá khổ trong vận chuyển, làm rơi đất đá hoặc không thực hiện đầy đủ việc phun nước dập bụi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông.

Yên Dũng (Bắc Giang): Đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào “nề nếp”
Một tuyến đường trên địa bàn huyện Yên Dũng thường xuyên có có ô tô chở đất qua lại nhưng vẫn đảm bảo an toàn giao thông, môi trường

Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ làm công tác quản lý về khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã còn mỏng, kiêm nhiệm dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.

Để đưa hoạt động khai thác khoáng sản đi vào “nề nếp”, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng nhấn mạnh, các cơ quan chuyên môn, UBND các xã, thị trấn phải kiểm tra, xử lý kiên quyết ngay từ ban đầu các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép.

Đồng thời, gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp xã, thực hiện chế độ báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động khoáng sản trên địa bàn quản lý để thống nhất biện pháp giải quyết hiệu quả nhất.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, nhất là về diện tích, khối lượng, công tác bảo vệ môi trường và thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản; yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải thực hiện kê khai và nộp thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khoáng sản theo quy định pháp luật.

Năm 2021, UBND huyện Yên Dũng đã chỉ đạo, yêu cầu các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải kê khai và nộp tiền thuế, phí về ngân sách Nhà nước theo quy định. Tổng số tiền đã thu được gần 9 tỷ đồng gồm: thuế tài nguyên hơn 4,3 tỷ đồng; phí bảo vệ môi trường hơn 3,2 tỷ và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản hơn 1,3 tỷ đồng.
Vi Hải
Phiên bản di động