Bắc Giang: Dọn giếng nước, 1 người chết 2 người nhập viện
Vụ nữ nhân viên cafe thư giãn ở Bắc Giang bị sát hại: Bắt 5 nghi phạm Bắc Giang: Truy nã đối tượng tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy |
Theo lời kể, ngày 4/5, anh A. xuống giếng sâu gần 10m để vệ sinh giếng nhưng một hồi lâu không thấy lên mặt đất. Lần lượt anh X. (36 tuổi) và anh N. (45 tuổi) trèo xuống cứu thì phát hiện anh A. đã tử vong.
Ở dưới giếng, rất nhanh chóng anh X. và anh N. đều bị khó thở, choáng váng, hai anh được kéo lên mặt đất và được người dân địa phương tiến hành hô hấp nhân tạo tại chỗ, tiếp tục sơ cứu tại y tế địa phương, sau đó được chuyển đến Bệnh viện 108.
TS.BS Lê Lan Phương, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện 108 cho biết, trong môi trường giếng sâu, đặc biệt những giếng đậy nắp lâu ngày, ít sử dụng, những sản phẩm chuyển hóa của sự phân hủy các chất hữu cơ là các khí độc như mê-tan (CH4), CO2, CO và H2S … có tỉ trọng nặng hơn ô xy (O2), càng ở dưới sâu thì hàm lượng càng đậm đặc.
Bác sĩ cảnh báo những cái chết “dây chuyền” từ giếng sâu |
Các nạn nhân tử vong do thiếu ô-xy và hít phải các khí độc trên. Ngoài ra ở những vùng có nhiều mỏ than, quặng dầu hay các bãi rác, chất thải nông nghiệp thì ở những giếng sâu thường xuất hiện nhiều khí mê-tan.
Bác sĩ Phương nêu rõ, đây là loại khí độc có thể làm một người tử vong nhanh chóng nếu đạt nồng độ cao. Vì vậy người dân cần lưu ý khi có ý định xuống giếng sâu ở những khu vực này.
Về cách sơ cứu người bị ngạt khí dưới giếng sâu sau khi đưa lên mặt đất là hô hấp nhân tạo ngay tại chỗ, rồi sau đó mới đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.