Bắc Giang đã tiêu thụ được gần 190 nghìn tấn vải thiều
Khởi công cải tạo, nâng cấp quốc lộ 31 tại Bắc Giang Bắc Giang đã tiêu thụ được hơn 120 nghìn tấn vải thiều Bắc Giang: Hỗ trợ người lao động trong mùa thu hoạch vải thiều |
Trong đó, vải thiều tiêu thụ trong nước đạt hơn 109 nghìn tấn, chủ yếu tiêu thụ ở hệ thống chợ đầu mối; siêu thị, trung tâm thương mại; các sàn thương mại điện tử, các hệ thống bán buôn, bán lẻ khác và sấy khô.
Vải thiều xuất khẩu đạt gần 80 nghìn tấn chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU, Úc, Thái Lan, Hàn Quốc,…
Vụ vải 2022, giá vải tươi được thu mua trước khi đóng gói dao động từ 15 - 30 nghìn đồng/kg (tùy theo từng loại); giá vải sấy dao động từ 8 - 15 nghìn đồng/kg.
Vải thiều Bắc Giang đã tiêu thụ được gần 190 nghìn tấn với giá dao động từ 10 - 30 nghìn đồng/kg |
Nhờ làm tốt khâu xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu sản phẩm nên vải thiều của Bắc Giang năm nay tiêu thụ khá thuận lợi, không những mở rộng thị trường trong nước mà còn mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong thời gian qua, tỉnh Bắc Giang luôn quan tâm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó tập trung cho cây vải.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&CN Bắc Giang đánh giá, việc sản xuất và tiêu thụ vải thiều Bắc Giang còn gặp nhiều hạn chế khi vải thiều có tính mùa vụ cao, sản lượng lớn, thời gian thu hoạch ngắn, chất lượng vải thiều không đồng đều giữa các địa phương và các vùng trong khi công tác bảo quản, đóng gói, vận chuyển và tiêu thụ tương đối khó khăn.
Hiện nay, vải thiều được bảo quản ở các dạng khô, tươi, đóng hộp. Tuy nhiên, với bảo quản vải khô thì mẫu mã chưa đẹp (mới sấy khô bằng phương pháp sấy thủ công, sấy truyền thống sử dụng nhiệt từ than, củi).
Bộ Khoa học và Công nghệ và Sở KH&CN Bắc Giang ký kết hoạt động KHCN giai đoạn 2022 - 2025 để nghiên cứu công nghệ bảo quản quả vải thiều để tăng giá trị |
Do đó, vải thiều Bắc Giang mới chủ yếu xuất sang thị trường Trung Quốc, thị trường gần Việt Nam về mặt địa lý còn với thị trường quốc tế khác khó tính hơn như châu Âu, châu Mỹ... thì vải thiều Bắc Giang mới đang dần tiếp cận để mở rộng, phân khúc khách hàng.
Đối với chế biến cùi vải đóng lon, hiện trên địa bàn tỉnh đã có 2 công ty đầu tư công nghệ chế biến cùi vải đóng lon, chế biến nước ép nhưng sản lượng còn khá hạn chế, chỉ đạt khoảng 2.000-3.000 tấn nguyên liệu/năm (cấp đông sản xuất quanh năm).
Việc nâng công suất gặp rất nhiều khó khăn do các công đoạn sơ chế ban đầu hoàn toàn bằng thủ công (bóc vỏ, tách cùi, cắt cuống) mà chưa có công nghệ, thiết bị thay thế nên doanh nghiệp cần đến hàng trăm công nhân làm việc thủ công ở công đoạn này.
Tại buổi toạ đàm ngày 14/7 giữa Bộ KH&CN và Sở KH&CN Bắc Giang, một trong những loại công nghệ được giới thiệu tại buổi toạ đàm là công nghệ sấy lạnh đa năng trong chế biến, bảo quản thực phẩm.
Bắc Giang dự kiến đến hết ngày 22/7 sẽ thu hoạch xong quả vải thiều |
Nhờ hệ thống UV diệt khuẩn không khí trước khi đưa vào buồng sấy và công nghệ tuần hoàn kín, công nghệ này giúp giảm tối đa khả năng nhiễm khuẩn, nấm mốc từ không khí, môi trường, giảm thiểu tối đa tổn thất năng lượng.
Hệ thống tách ẩm qua dàn ngưng tụ độc lập, hiệu suất cao, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường và điều kiện sấy sẽ giúp giữ nguyên màu, mùi vị của sản phẩm và có thể áp dụng với nhiều loại nông sản...
Với chất lượng vải thiều của Bắc Giang như hiện nay, người dân nên sử dụng phương pháp sấy đối lưu cưỡng bức sử dụng lò đốt gián tiếp nhiên liệu sinh khối để tạo tác nhân sấy bởi vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa tận dụng nguồn lá, cành cây sau thu hoạch để tạo nhiệt.
Trong thời gian tới, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ sẽ phối hợp với Sở KH&CN Bắc Giang xây dựng các mô hình công nghệ sấy tiên tiến nhằm đa dạng công nghệ phù hợp với các nhóm đối tượng khác nhau để làm cơ sở triển khai nhân rộng mô hình.