5 bước giúp cha mẹ cùng con vượt qua thất bại
Tác hại nhãn tiền khi thiếu tin tưởng con Cha mẹ than trời khi trẻ không tự giác học bài: Lỗi tại ai? Trẻ ném nhau, phá phách trong quán: Cha mẹ không dạy sao đổ thừa cho con? |
Thất bại trong buổi thử giọng của dàn nhạc, trượt trong cuộc thi tuyển vào đội thể thao hay bị trường đại học ước mơ từ chối,… có thể khiến trẻ buồn bã và nản lòng. Cha mẹ có thể làm gì để giúp trẻ vượt qua những điều đó?
Dưới đây là những cách cha mẹ có thể làm để an ủi con cái mình vượt qua giai đoạn khó khăn ấy.
Giúp con bình tĩnh lại
Giúp trẻ thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực là điều đầu tiên cha mẹ có thể làm. Một số chuyên gia tin rằng, hướng suy nghĩ vào cảm giác là một cách hiệu quả làm dịu đi tâm trạng của đứa trẻ đang buồn bã. Giữ một viên đá trong lòng bàn tay hoặc thực hiện các bài tập hít thở với một tay đặt lên bụng và một tay đặt trên ngực. Bạn yêu cầu con hít thở sâu bằng bụng cho đến khi bình tĩnh lại.
Ngoài ra, cha mẹ cố gắng không phản ứng thái quá, đồng thời khen ngợi con đã làm rất tốt bằng một số câu nhẹ nhàng như:
“Tốt rồi con yêu. Không có điều gì tồi tệ xảy ra cả. Bố mẹ đều biết con đã cố gắng hết sức”.
Giúp con phân tích tình hình
Sau khi con đã bình tĩnh lại, đây chính là lúc thích hợp để trò chuyện về những gì đã xảy ra. Bạn có thể gọi cho nhà trẻ hoặc trường học để tìm hiểu những gì đã xảy ra với con bạn, nhưng sẽ tốt hơn nếu cha mẹ hỏi con một số câu. Điều này giúp con trở nên lý trí hơn, tập trung vào tình huống thay vì những cảm xúc tiêu cực.
Cha mẹ có thể hỏi:
“Chuyện gì đã xảy ra và những gì đã xảy ra sao đó vậy con? Tại sao con nghĩ mình không được nhận vào đội?”.
Chỉ ra những ví dụ về cách đối phó với sự từ chối
Bị từ chối là điều hết sức bình thường và không thể tránh khỏi. Cha mẹ cần giúp con nhận ra điều này càng sớm càng tốt. Phụ huynh có thể cho con xem các chương trình truyền hình thực tế, nơi có nhiều người bị từ chối, để cho con thấy những người khác đã vượt qua sự từ chối một cách nhẹ nhàng.
Cha mẹ cũng có thể lấy ví dụ từ chính cuộc sống của mình khi bị từ chối nhưng đã xoay sở để đối phó và vượt qua. Ngay cả khi cha mẹ cảm thấy xấu hổ khi nghĩ về tình huống đó, nhưng nó có thể giúp con rất nhiều. Cha mẹ có thể nói:
“Con biết đấy, điều này đã từng xảy ra với bố rồi. Khi bố 9 tuổi, bố cũng từng bị loại khỏi vai diễn Romeo. Con có biết bố đã làm gì không?”.
Chỉ ra cho con những lựa chọn thay thế
Đôi khi, sự từ chối giúp chúng ta được thử những thứ khác mà thậm chí còn thú vị hơn những thứ vừa vụt mất. Khi buồn, ta không thể nhìn thấy mặt sáng của mọi thứ. Nhưng nếu thay đổi góc nhìn, ta có thể nghĩ ra những lựa chọn tốt hơn. Hãy nói với con về những điều này và thảo luận cùng chúng.
Cha mẹ có thể nói:
“Mẹ biết điều đó làm cho con rất buồn, nhưng tại sao con không thử nộp vào một ngôi trường khác xem sao? Con có nhớ ngôi trường đại học chúng ta đã đến thăm vào tháng trước không? Nó có một khuôn viên tuyệt vời đúng không?”
Giúp con tìm ra cách riêng để vượt qua sự từ chối
Cha mẹ nên tìm cách giúp đứa trẻ đang buồn bã thấy mình có thể tự giải quyết khó khăn. Hãy nói với trẻ rằng bản thân chúng có thể nghĩ ra giải pháp tốt hơn những gì bạn cung cấp. Cha mẹ có thể nói:
“Mẹ biết con rất buồn vì bị loại. Điều gì có thể khiến con cảm thấy ổn hơn lúc này nhỉ?”