25% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh thính giác năm 2050

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đến năm 2050, cứ 4 người trên thế giới thì có 1 người gặp vấn đề về thính giác. Lão hóa và tiếp xúc mãn tính với tiếng ồn lớn đều góp phần làm giảm thính lực.
Thế Giới Di Động giảm lợi nhuận trong tháng đầu năm Đường đi học 200km của nữ sinh lớp 10 vô địch cờ vua thế giới Bảo tàng Hạnh phúc ở Đan Mạch – nơi nhỏ bé chứa đựng những điều lớn lao của cuộc sống

Bệnh khiếm thính, hay còn gọi là bệnh điếc tai hay mất thính lực là tình trạng bệnh nhân có thể nghe thấy một số âm thanh, nhưng rất kém. Hoặc có thể không nghe thấy ai đó nói, ngay cả khi họ đang sử dụng giọng nói bình thường hoặc có thể chỉ nghe thấy những âm thanh rất lớn.

Ngày Thính lực thế giới 3/3
Ngày Thính lực thế giới 3/3

Cách chữa bệnh điếc tai Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của mất thính lực. Có nhiều cách như loại bỏ ráy tai đúng cách là một phương pháp cần thiết để có thính lực tốt. Một số loại mất thính lực có thể được điều trị bằng phẫu thuật, bao gồm cả bất thường của xoang tai hoặc xương nhĩ (ossicles). Nếu bị nhiễm trùng nhiều lần với chất dịch dai dẳng, bác sĩ có thể chèn các ống nhỏ giúp tai thoát dịch.

Nếu bị mất thính lực do tổn thương tai trong, máy trợ thính có thể sẽ hữu ích. Nếu bị mất thính lực nặng hơn và máy trợ thính thông thường không cải thiện triệu chứng nghe kém, thì cấy ốc tai điện tử có thể là một lựa chọn khác. Không giống như máy trợ thính khuếch đại âm thanh và hướng nó vào ống tai, ốc tai điện tử giúp thay thế chức năng của các bộ phận bị hư hỏng hoặc không hoạt động của tai trong và trực tiếp kích thích dây thần kinh thính giác.

Phạm Mạnh
Phiên bản di động