200 con tuần lộc chết đói trên quần đảo Bắc Cực do biến đổi khí hậu
Ethiopia trồng 350 triệu cây trong một ngày để chống biến đổi khí hậu Nắng nóng kỷ lục lan tới Bắc Âu, đe dọa tan băng ở Bắc Cực |
New York Times dẫn lời các nhà nghiên cứu ở Na Uy cho rằng đó là do tác động của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái dễ bị tổn thương.
Quần đảo Svalbard nằm giữa lục địa Na Uy và Bắc Cực, là phần cực bắc của Na Uy, được tạo thành từ nhiều đảo và có phân loài tuần lộc riêng.
Viện Địa cực Na Uy đã khảo sát loài tuần lộc Svalbard từ năm 1978. Theo đó, mùa đông năm 2018 là thời gian nguy hiểm nhất đối với các loài vật trên quần đảo Svalbard kể từ năm 2007, 2008.
Tuần lộc Svalbard là phân loài tuần lộc nhỏ nhất trên thế giới. Ảnh: Norsk Polarinstitutt. |
Ashild Onvik Pedersen, nhà sinh thái học của viện này, cho biết hôm 31/7 rằng biến đổi khí hậu đã làm tăng tần suất và lượng mưa ở Bắc Cực. Những cơn mưa lớn mùa đông sau đó đã chuyển thành băng, ngăn không cho tuần lộc tiếp xúc với thảm thực vật thông thường của chúng.
"Một khi có mưa trên đỉnh tuyết, đa phần nó sẽ bị đóng băng hoàn toàn, tạo thành lớp băng cứng bao phủ toàn bộ các loài thực vật", cô Pedersen nói.
Biến đổi khí hậu cũng đã làm cho mùa hè nóng hơn và dài hơn ở Svalbard, khiến số lượng tuần lộc gia tăng. Điều đó dẫn đến sự cạnh tranh gắt gao hơn giữa các cá thể vì nguồn thức ăn hạn chế, khiến chúng có nguy cơ chết đói cao hơn.
Ước tính tổng số tuần lộc ở Na Uy là khoảng 220.000 con.
Các nhà nghiên cứu ngồi bên xác của một con tuần lộc Svalbard. Ảnh: Getty. |
Chăn nuôi tuần lộc là kế sinh nhai của người Sami, tộc người Sami sống ở vùng Bắc Cực. Ngày nay có khoảng 140.000 người Sami sống chủ yếu ở phía bắc của Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan và Nga.
Tuy số tuần lộc Svalbard chưa thể xác định, theo Viện Địa cực Na Uy, nhưng các khảo sát cho thấy loài vật này đã tăng theo cấp số nhân. Trong một thung lũng, số lượng tuần lộc Svalbard đã tăng từ 400 lên 1.200 cá thể trong khoảng thời gian từ năm 1979-2013.
Khác với các loài tuần lộc ở những nơi khác, tuần lộc Svalbard không sống theo bầy đàn và có xu hướng đứng một chỗ.
Nhờ sử dụng thiết bị GPS, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tuần lộc giờ đây đã mạo hiểm đi đến những nơi xa hơn để tìm kiếm rong biển và thảm thực vật.