14.000 nhà khoa học cảnh báo Trái đất đang"xấu đi" nghiêm trọng

Theo các nhà nghiên cứu, các phần quan trọng của Trái đất đang ở gần hoặc đã vượt qua các điểm tới hạn, bao gồm các tảng băng ở Tây Nam Cực và Greenland, các rạn san hô nước ấm hay rừng Amazon.
Nếu chúng ta dùng hết màu xanh của trái đất, thế hệ tương lai còn lại gì? Giờ Trái đất 2021: Lên tiếng vì thiên nhiên, nỗ lực phát thải cân bằng Hà Nội hưởng ứng Chiến dịch Giờ trái đất năm 2021
14.000 nhà khoa học cảnh báo Trái đất đang xấu đi nghiêm trọng - 1
14.000 nhà khoa học cảnh báo Trái đất đang "xấu đi" nghiêm trọng

Vào năm 2019, 11.258 nhà khoa học đã công bố một báo cáo trên tạp chí BioScience, cảnh báo thế giới về tình trạng khẩn cấp về khí hậu mà chúng ta đang đối mặt. Gần hai năm sau, mọi thứ đã… không quay đầu một cách kỳ diệu.

"Đặc biệt đáng lo ngại là sự gia tăng các thảm họa liên quan đến khí hậu, bao gồm các vụ cháy lớn ở Australia năm 2019-2020 và thực tế là ba loại khí nhà kính chính: carbon dioxide, methane và nitrous oxide đã lập kỷ lục về nồng độ trong khí quyển vào năm 2020 và một lần nữa vào năm 2021. Điều này bất chấp sự thay đổi trong đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp", nhà sinh thái học Thomas Newsome của Đại học Sydney cho biết.

Báo cáo mới cũng được công bố trên BioScience, đã thêm 2.800 tên nhà khoa học vào tập thể đưa ra cảnh báo, lưu ý rằng 1.990 khu vực pháp lý đã chính thức tuyên bố hoặc công nhận tình trạng khẩn cấp về khí hậu và cung cấp một cách tiếp cận chính sách để có thể giảm thiểu một số thiệt hại mà chúng ta làm cho hành tinh đang nóng lên.

Các nhà nghiên cứu đề xuất một "phương pháp tiếp cận chính sách ngắn hạn gồm ba mũi nhọn": giải quyết vấn đề carbon toàn cầu, lệnh cấm hoàn toàn trên toàn thế giới đối với nhiên liệu hóa thạch, và phát triển các khu dự trữ khí hậu để bảo vệ và phục hồi đa dạng sinh học với các bể chứa carbon tự nhiên chẳng hạn như rừng nhiệt đới Amazon.

Tất nhiên, các nhà khoa học khí hậu đã đưa ra nhiều cảnh báo nguy hiểm của biến đổi khí hậu do con người gây ra ít nhất là từ những năm 1960, và đã đưa ra nhiều giải pháp khác nhau theo những cách khác nhau kể từ những năm 1980.

Mặc dù biết việc sử dụng tràn lan nhiên liệu hóa thạch đang gây ra tác động gì đến khí hậu Trái đất, nhưng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của nhân loại vẫn tiếp tục tăng lên, và kết quả là sự nóng lên toàn cầu đã tăng lên. Giờ đây, các nhà khoa học cảnh báo rằng chúng ta không còn thời gian để lãng phí nữa.

"Chúng tôi đề xuất nhu cầu cấp bách về sự thay đổi mang tính biến đổi để giảm phát thải khí nhà kính và rộng hơn là sự khai thác quá mức của con người đối với hành tinh. Chúng ta vẫn còn cơ hội để chuyển các biện pháp hỗ trợ tiền tệ liên quan đến đại dịch sang các hoạt động thân thiện với khí hậu", nhà sinh thái Newsome nói.

Tuy nhiên, từ năm 2018 đến năm 2021, năng lượng Mặt trời và năng lượng gió đã tăng 57% (mặc dù con số này vẫn thấp hơn 19 lần so với mức tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch).

Ngoài ra, từ năm 2018 đến năm 2021, có sự gia tăng mạnh mẽ trong việc thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch. Kể từ năm 2019, mức tiêu thụ năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch cũng giảm đi một chút. Mặc dù các nhà nghiên cứu lưu ý rằng đó có thể là do đại dịch và có khả năng sẽ bùng phát trở lại.

Một báo cáo mới sẽ được phát hành để phù hợp với báo cáo mới nhất của Ủy ban Quốc tế về Biến đổi Khí hậu (IPCC) sẽ được ban hành những ngày tới, hy vọng sẽ là một lời cảnh tỉnh nhiều hơn nữa.

Nguồn: Dân trí/Science Alert
dantri.com.vn
Phiên bản di động