Yêu cầu hội chẩn trước khi gây tê tủy sống trong mổ lấy thai

Trong văn bản mới nhất, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu tổ chức hội chẩn giữa các bác sĩ sản khoa và bác sĩ gây mê hồi sức trước khi áp dụng phương pháp vô cảm - gây tê tủy sống trong mổ lấy thai.
Bác sĩ bỏ mặc "quy trình", quyết mổ để cứu sống hai mẹ con Hơn 20 y, bác sĩ khóc sau ca mổ lấy thai cho sản phụ ung thư giai đoạn cuối

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại công văn 4519/BYT-BM-TE về việc sử dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong mổ lấy thai, ngày 19/8/2019, Sở Y tế Hà Nội lần thứ 2 ra văn bản chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập nghiêm túc thực hiện.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không áp dụng phương pháp vô cảm gây tê vùng trong các trường hợp sản phụ có rau tiền đạo, rau bong non, rau cài răng lược, dọa vỡ tử cung, sản giật, suy thai cấp, mổ lấy thai cấp cứu, bệnh lý nhiễm trùng toàn thân, bệnh lý tim mạch, có rối loạn đông máu, có tăng áp lực nội sọ, bệnh lý tim mạch.

Rà soát điều kiện cấp cứu thực tế, trình độ và năng lực chuyên môn của cán bộ; khám đánh giá kỹ tình trạng người bệnh; chuẩn bị sẵn các tình huống cấp cứu có thể xảy ra, tổ chức hội chẩn giữa các bác sĩ sản khoa và bác sĩ gây mê hồi sức trước khi áp dụng phương pháp vô cảm.

Thực hiện đúng các quy trình, quy định chuyên môn kỹ thuật đặc biệt trong việc theo dõi, chăm sóc và xử trí tai biến sản khoa trong và ngay sau đẻ nhằm đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.

Yêu cầu hội chẩn trước khi gây tê tủy sống trong mổ lấy thai
Ảnh minh họa

Trước đó, Sở Y tế Hà Nội cũng đã có văn bản 2376/SYT-NVY ngày 7/6/2019 yêu cầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong và ngoài công lập trực thuộc ngành nghiêm túc thực hiện quy định của Bộ Y tế.

Về kỹ thuật gây tê tủy sống trong mổ lấy thai, văn bản của Bộ Y tế không yêu cầu tất cả các trường hợp mổ đẻ đều phải thực hiện phương pháp gây mê tủy sống. Chỉ áp dụng phương pháp này trong một số trường hợp phẫu thuật lấy thai (mổ bắt con) trên các sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật… có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng.

Trên thực tế, đây vẫn là một kĩ thuật thường quy được sử dụng rộng rãi trong nhiều bệnh viện khắp cả nước. Gây tê tủy sống có lợi cho cả người bệnh và đơn vị y tế, nhất là các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa chưa có đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị về gây mê hồi sức. Hiện trên thế giới và Việt Nam vẫn đang áp dụng phổ biến phương pháp gây tê tủy sống cho tất cả các trường hợp mổ đẻ trừ những trường hợp chống chỉ định.

Các bác sĩ gây mê hồi sức cho rằng, gây tê tủy sống trong phẫu thuật mổ lấy thai đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Theo đó, gây tê tủy sống có ưu điểm là tê nhanh, trẻ sơ sinh không bị ảnh hưởng bởi thuốc mê, ít bị hít phải dịch trào ngược từ dạ dày, dễ thực hiện ở nhiều tuyến bệnh viện. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có một số tác dụng không mong muốn thoáng qua như tụt huyết áp, chậm nhịp tim, đau đầu buồn nôn... Song những tác dụng phụ này đều có thể khắc phục được bằng các phác đồ điều trị cho từng tình huống cụ thể.Sản phụ

Diệu Minh
Phiên bản di động