Xét xử vụ án AVG: Luật sư biện hộ gì về hành vi phạm tội của bị cáo Phạm Nhật Vũ?

Sáng 23/12, phiên tòa xét xử vụ án vụ án Tổng Công ty Viễn thông Mobifone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) chuyển sang ngày thứ 6 và vẫn tiếp tục các nội dung tranh luận.
Những con số khổng lồ thương vụ MobiFone mua cổ phần AVG [Infographic] Phạm Nhật Vũ và các cựu quan chức bị bắt vụ Mobifone mua AVG

Vay cả 1.000 tỷ đồng để khắc phục hậu quả

Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn (2 cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) và 12 bị cáo liên quan lần lượt bị xét xử về các tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”, “Nhận hối lộ” và “Đưa hối lộ”.

Vào cuối giờ sáng ngày xét xử thứ 6 của vụ án, luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Nhật Vũ (Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu) đã đưa ra quan điểm bào chữa cho thân chủ của mình.

Tại phần luận tội trước đó, đại diện VKS xác định, bị cáo Vũ sau khi bán được 95% cổ phần của AVG đã đưa cho Nguyễn Bắc Son 3 triệu USD; Trương Minh Tuấn 200.000 USD; Lê Nam Trà (Cựu Chủ tịch MobiFone) 2,5 triệu USD và Cao Duy Hải (Tổng Giám đốc MobiFone) 500.000 USD.

xet xu vu an avg luat su bien ho gi ve hanh vi pham toi cua bi cao pham nhat vu

Bi cáo Võ Văn Mạnh - cựu Giám đốc Công ty AMAX tự bào chữa

Trước khi khởi tố vụ án, Phạm Nhật Vũ đã chủ động, tích cực khắc phục toàn bộ số tiền thiệt hại cho Mobifone và chi phí phát sinh liên quan đến dự án. Phạm Nhật Vũ đã tự thú về hành vi đưa hối lộ; tích cực phối hợp cung cấp tài liệu để Cơ quan điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo khác.

Trong quá trình điều tra vụ án, Phạm Nhật Vũ nhận thức rõ và ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội; lập công chuộc tội; tích cực khai báo và hợp tác với các cơ quan pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Ngoài ra, bị cáo này còn có nhiều hoạt động từ thiện và đóng góp cho hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam... Từ đó, VKS đề nghị xử phạt Phạm Nhật Vũ từ 3 năm tù đến 4 năm tù về tội “Đưa hối lộ”.

Bào chữa cho Phạm Nhật Vũ, luật sư nêu quan điểm, đến nay, bị cáo này không có ý kiến về tội danh bị truy tố, mà chỉ mong quý toà xem xét chứng cứ khách quan thể hiện khởi đầu bị cáo Vũ mong muốn và xin phép bán AVG cho đối tác nước ngoài, nhưng sau đó do yêu cầu về mặt quản lý nhà nước và nhu cầu kinh doanh, MobiFone đã chủ động đề xuất, đàm phán mua AVG.

Luật sư cho rằng đến nay cũng không có chứng cứ nào thể hiện hai bên có sự hứa hẹn, thoả thuận về việc biếu tiền hay quà gì. Thực tế thời điểm biếu tiền là sau khi việc mua bán đã xong, khoảng hai tháng và vào dịp Tết nên bị cáo Vũ chủ quan, theo văn hoá Việt Nam thường biếu quà thể hiện tình cảm, tri ân mà không ý thức được hết việc biếu tiền này bị xem xét là hối lộ.

“Ngay khi dư luận dị nghị về việc giá mua bán cao, làm thất thoát tài sản Nhà nước, mặc dù chưa cơ quan Nhà nước nào xác định ông Vũ có sai phạm gì, cũng không yêu cầu khắc phục gì, chưa khởi tố vụ án… nhưng ông Phạm Nhật Vũ đã thu gom hết tiền gia đình, vay mượn thêm (đến nay vẫn còn nợ khoảng 1.000 tỷ đồng) để chủ động đề xuất xin huỷ hợp đồng chuyển nhượng, trả lại hết tiền đã nhận và nhận lại hết cổ phần” – luật sư của bị cáo Vũ nêu.

Cuối phần bào chữa cho Phạm Nhật Vũ, luật sư tiếp tục cho rằng, các chứng cứ đã chứng minh bản chất bị cáo này không hề có chủ đích, không sắp đặt, không trù tính, mong muốn làm thất thoát tài sản Nhà nước và đã nhất tâm, trách nhiệm, ăn năn hối cải khi chấp nhận khó khăn về mình, kể cả vay nợ để khắc phục triệt để mọi thiệt hại, tác hại có thể xảy ra cho Nhà nước.

“Tinh thần trách nhiệm, tình cảm với đất nước càng rõ nét hơn và cũng là bản lĩnh dám đối mặt với sự thật, sẵn sàng chịu trách nhiệm, tận tâm khắc phục triệt để các hậu quả, khi bản thân ông Vũ hoàn toàn có điều kiện không trở về Việt Nam để trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, song vẫn quyết định chọn về Việt Nam để đối mặt và chủ động nhận trách nhiệm” – luật sư nói.

Sau cùng luật sư bào chữa cho Phạm Nhật Vũ khẳng đinh: “Với diễn biến khách quan, bản chất vụ án như nêu trên, căn cứ vào các quy định của pháp luật, chúng tôi thấy thân chủ chúng tôi đã hoàn toàn đáp ứng và cần được áp dụng 10 tình tiết giảm nhẹ, gồm 06 tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm a, b, s, t, u, v, khoản 1, Điều 51 và 04 tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2, Điều 51 BLHS”.

Cấp dưới của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói mình bị “vạ”

Tự bào chữa trước tòa, Võ Văn Mạnh - cựu Giám đốc Công ty TNHH tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX) trình bày. Bị cáo này cho rằng, cảm thấy hối hận với sai phạm đã mắc phải. Tuy nhiên, khi VKS đề nghị mức án, bị cáo cảm thấy sốc, buồn, nặng nề.

xet xu vu an avg luat su bien ho gi ve hanh vi pham toi cua bi cao pham nhat vu

Tự bào chữa, Phạm Đình Trọng cho rằng cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son đã "quyết" thương vụ AVG

Trước đó, tại phần luận tội, bị cáo Võ Văn Mạnh bị đề nghị xử phạt từ 4 năm tù đến 5 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”. VKS xác định, bị cáo Mạnh với vai trò là Giám đốc Công ty AMAX đã ký hợp đồng thẩm định giá trị doanh nghiệp AVG để MobiFone làm cơ sở đàm phán, quyết định việc sáp nhập doanh nghiệp.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, bị cáo này đã không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về thẩm định giá mà chỉ căn cứ vào tài liệu do MobiFone cung cấp trái pháp luật, để hợp thức hồ sơ thẩm định giá giúp cho MobiFone trong thực hiện dự án mua AVG gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.

Trình bày tại tòa, cựu Giám đốc Công ty AMAX trần tình, trong quá trình thực hiện thỏa thuận với MobiFone, bị cáo không có bất cứ động cơ, mục đích vụ lợi nào. Quá trình thẩm định không liên lạc với MobiFone, AVG hay Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT). Bị cáo không được hưởng lợi cá nhân và phí thẩm định hơn 400 triệu đồng đưa về quỹ công ty. “Từ trước tới giờ chưa bao giờ bị cáo vi phạm pháp luật, ngay cả trong cả trong suy nghĩ của mình” – bị cáo Mạnh bào chữa.

Bị cáo Mạnh cho rằng, đã hiểu nhận, thức được sai phạm của mình và không né tránh. “Có lẽ duy nhất bị cáo là người miền Nam xa xôi, không có điều kiện thuận lợi như các bị cáo khác. Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ nên rất mong được sự khoan dung đặc biệt của HĐXX để sớm trở về với gia đình” – bị cáo Mạnh thỉnh cầu.

Đầu giờ sáng cùng ngày, bị cáo Phạm Đình Trọng (cựu Vụ trưởng Vụ Quảng lý Doanh nghiệp – Bộ TT&TT) trình bày, bản thân, không biết việc cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son giới thiệu AVG cho MobiFone như trong kết luận điều tra, cáo trạng nêu. Bị cáo chỉ được bị cáo Son thông báo là Bộ TT&TT đã thực hiện điều này.

“Quý 2-2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã làm rõ điều này. Do đó, bị cáo xin HĐXX, VKS xem xét” – bị cáo Trọng nói. Về báo cáo thẩm định sơ bộ ngày 21-10-2015, bị cáo Trọng cho biết, báo cáo sơ bộ để họp tổ thẩm định và bị cáo trình bị cáo Tuấn (lúc đó là Thứ trưởng) chỉ đạo để họp tổ thẩm định chứ không phải báo cáo cho Bộ, Bộ trưởng.

Luận tội Phạm Đình Trọng, VKS đề nghị xử phạt bị cáo này từ 5 năm tù đến 6 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng”. VKS đánh giá, là Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son, bị cáo đã tham mưu đề xuất cho lãnh đạo Bộ TT&TT ký nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện dự án trái quy định của pháp luật.

Quá trình điều tra, tại phiên tòa làm rõ vai trò phạm tội của bị cáo xuyên suốt dự án nhưng ở cấp tham mưu, đề xuất theo sự chỉ đạo của Nguyễn Bắc Son. Bị cáo đã tích cực tham gia vào việc khắc phục hậu quả, thành khẩn khai báo hành vi phạm tội, quá trình công tác có nhiều thành tích và gia đình có công với cách mạng. Đây là những tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.

Nguồn: ANTĐ
anninhthudo.vn
Phiên bản di động