Xe máy chở ống nhựa đặng ngang chiếm hết lòng đường
Ngồi sau xe máy qua đèo Hải Vân, một cô gái ở Đà Nẵng tử vong Xe máy tông hai bà cháu văng xuống đường Clip: 4 xe ô tô nối đuôi nhau chạy ngược chiều trong hầm Hải Vân |
Chiếc xe máy phải lạng lách để tránh những người xung quanh trên đoạn đường khá dài. Nguồn video: Group Otofun
Hành động chở đồ cồng kềnh này đang khiến dân mạng phẫn nộ vì quá nguy hiểm.
Thành viên Huy Minh bày tỏ,"Thật không thể tưởng tượng được, cái anh cầm lái đi thế nào mà kinh vậy? Gặp chiếc xe máy từ ngõ lao ra hoặc đoạn giao lộ khó lường thì có phản ứng kịp không? Phải nói là họ quá liều!".
"Đừng vin vào cớ mưu sinh mà muốn làm gì thì làm. Chắn hết đường thế này, người khác còn đi được vào đâu nữa? Nguy hiểm không chỉ cho chính những người chở đồ cồng kềnh mà còn đe dọa tính mạng của những người khác", tài khoản Phạm Hoàng Thái bình luận gay gắt.
Chiếc xe máy phải lạng lách tránh vật cản. |
Nhiều ý kiến cho rằng chiếc xe máy di chuyển vào buổi tối, đường khá vắng nhưng không loại trừ khả năng xảy ra tai nạn. Chưa kể một số rủi ro khác có thể xảy ra như làm xước xế sang, đâm vào hàng ăn ven đường...
Thế nào là chở hàng cồng kềnh? Theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT, xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá: - Bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng 0,5 mét; - Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Theo đó, giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy chính là cái tay nắm đuôi xe, được tính từ mép tay nắm 2 bên hông. Mức phạt lỗi chở hàng cồng kềnh Theo điểm k khoản 4 Điều 6 Nghị định 46 năm 2016, xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 300 - 400 nghìn đồng. Ngoài việc bị xử phạt tiền, người điều khiển xe chở hàng hóa cồng kềnh gây tại nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng. |