Vụ nha khoa Hoàng Hường: Vu khống, bôi nhọ phóng viên có thể bị xử lý hình sự

Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện các thủ tục pháp lý để cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật. Theo các luật sư: “Thông tin mang tính chất vu khống, bôi nhọ phóng viên được đăng tải trên mạng xã hội của tài khoản Facebook Hoàng Hường (Nha Khoa Thẩm Mỹ) có thể xem là chứng cứ để tố cáo trước cơ quan chức năng.”
Xuất hiện thông tin vu khống phóng viên sau bài phản ánh hoạt động bất thường của Nha khoa Hoàng Hường Sở Y tế Hà Nội: Giấy phép hoạt động của Nha khoa Hoàng Hường không còn hiệu lực Bất thường trong quyết định thu hồi giấy phép nha khoa Hoàng Hường Bị tước giấy phép, nha khoa Hoàng Hường vẫn lén lút hoạt động

Nghề báo đã và đang có nhiều đóng góp cho xã hội trên mọi phương diện. Một trong số đó là hành trình tìm ra sự thật, phát hiện tiêu cực. Tuy nhiên, thực tiễn hoạt động báo chí cho thấy nhiều phóng viên đã và đang bị cản trở, gây khó khăn khi đi làm việc tại một số cơ sở. Còn có trường hợp bịa đặt, vu khống phóng viên để gây áp lực cho tòa soạn nhằm gỡ bài viết phản ánh tiêu cực liên quan đến đơn vị, cá nhân.

Gần đây nhất, báo Tuổi trẻ Thủ đô có loạt bài phát hiện những bất thường của phòng khám nha khoa Hoàng Hường như: Vẫn hoạt động khi đã có quyết định tước giấy phép khám bệnh, chữa bệnh; Bác sĩ khám không đeo thẻ, người phụ trách chuyên môn không có mặt tại phòng khám; Thông tin bệnh nhân được ghi lại một cách sơ sài...

Những thông tin báo Tuổi trẻ Thủ đô truyền tải đều mang tính khách quan, đúng sự thật.

vu khong boi nho phong vien tai khoan hoang huong co the bi xu ly hinh su
Bị tước giấy phép nha khoa Hoàng Hường vẫn hoạt động.

Cùng thời điểm đăng bài, tài khoản Facebook mang tên Hoàng Hường (Nha Khoa Thẩm Mỹ, có tích xanh thể hiện được Facebook xác nhận chính chủ - PV) đã đưa ra những thông tin, hình ảnh mang tính chất vu khống, cho rằng phóng viên đã gọi điện để “tống tiền”. Thông tin này đã có 885 lượt like; 226 lượt bình luận (Hầu hết là những bình luận vào hùa bôi xấu phóng viên và cơ quan báo chí - PV) và 13 lượt chia sẻ... Điều này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của phóng viên và tòa soạn nơi phóng viên này đang công tác.

Trong lúc tài khoản này đang hăng hái xuyên tạc, vu khống phóng viên, họ lại tảng lờ một sự thật đó là tại các quốc gia trên thế giới, việc đưa thông tin bôi nhọ, vu khống cá nhân, tổ chức đều bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật và tại Việt Nam, quy định này cũng không ngoài lệ.

Theo luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật: “Trường hợp sử dụng hình ảnh phóng viên khi đang tác nghiệp để đăng lên mạng xã hội với những lời lẽ vu khống, đe dọa và bôi nhọ danh dự uy tín của phóng viên đủ căn cứ có thể xử lý hình sự”.

vu khong boi nho phong vien tai khoan hoang huong co the bi xu ly hinh su
Tất cả những lời lẽ mang tính chất vu khống trên mạng xã hội đều có thể làm bằng chứng tố cáo trước cơ quan chức năng

Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có văn bản gửi Ban giám đốc Công an TP và đánh giá đây là sự việc gây tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần của phóng viên. Báo Tuổi trẻ Thủ đô cũng đề nghị Công an quận Nam Từ Liêm khẩn trương chỉ đạo làm rõ sự việc, xử lý nghiêm hành vi vu khống, bôi nhọ, đe dọa và có kế hoạch đảm bảo an toàn cho phóng viên và gia đình.

Luật pháp Việt Nam cũng có đầy đủ quy định để bảo vệ người làm báo trong quá trình tác nghiệp. Thế nhưng những hành vi vi phạm thường nghiêng về biện pháp hành chính khiến các đối tượng xấu nhờn luật và người làm báo thì chưa thực sự được bảo vệ bằng luật. Thiết nghĩ, nếu những hành vi vu khống, gây áp lực với người làm báo không được loại trừ sẽ làm giảm nhiệt huyết chống tiêu cực trong mỗi cây bút.

Theo luật sư Diệp Năng Bình: Luật An ninh mạng mới được thông qua và có hiệu lực từ 01/01/2019 có quy định tại khoản 3 Điều 16 về những hành vi xâm phạm đến danh dự của người khác trên không gian mạng, thông tin trên không gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm: Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác; Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác...

Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm đặc biệt là qua mạng xã hội là hành vi đáng lên án, bởi nó có tác động rất xấu không chỉ đối với những người là nạn nhân mà còn có tác động xấu đến cả xã hội nói chung. Tùy vào mức độ xúc phạm mà hành vi này bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trach nhiệm hình sự theo quy định sau:

Thứ nhất, xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 15/2020/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyên điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử như sau:

Điều 101. Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

Trường hợp các cá nhân vi phạm ở mức gây hậu quả nghiêm trọng có tính chất chuyên nghiệp, thường xuyên có thể bị xử lý hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.

Việc nói xấu, bôi nhọ, lăng mạ người khác trên mạng xã hội có thể xem xét xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo điều 155 Bộ luật hình sự với mức phạt tù thấp nhất là 03 tháng tù và cao nhất là 05 năm hoặc Điều 156 tội vu khống với mức phạt cao nhất là 07 năm tù.

Doãn Hưng - Đinh Linh
Phiên bản di động