Vĩnh Phúc: Tập huấn phát hiện sớm một số rối loạn tâm thần và tự kỷ

Sáng 15/5, Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức tập huấn cách phát hiện sớm, sàng lọc một số rối loạn tâm thần và tự kỷ trên địa bàn năm 2024.
Vĩnh Phúc: Trưng bày 500 tài liệu, hiện vật tại Triển lãm “Vĩnh Phúc làm theo lời Bác” Vĩnh Phúc: Hàng trăm công nhân nhập viện do nghi ngộ độc thực phẩm Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc làm việc Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Lạc

Phát biểu tại buổi tập huấn, BS Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, bệnh tâm thần phân liệt (TTPL) là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ, có khuynh hướng mãn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần dần tách ra khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh dần, khả năng học tập, làm việc ngày một sút kém, có hành vi ý nghĩ dị kỳ, khó hiểu.

undefined
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Vĩnh Phúc phát biểu tại buổi tập huấn.

Hiện nay, tâm thần phân liệt là bệnh khá phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, tỷ lệ từ 0,3-1% dân số. Bệnh thường phát sinh ở lứa tuổi từ 18-40.

Nguyên nhân chính của bệnh vẫn chưa được xác định. Hiện nay quan niệm về nguyên nhân bệnh này được đa số các nhà tâm thần học trên thế giới chấp nhận như sau: Bệnh tâm thần phân liệt là một bệnh có nhiều thể lâm sàng khác nhau chứ không phải là một đơn thể bệnh thuần nhất. Vì vậy không do nguyên nhân độc nhất mà do nhiều nguyên nhân (cả sinh học lẫn môi trường kết hợp với nhau).

Hiện nay quan điểm về nguyên nhân gây bệnh được đa số các nhà tâm thần học trên thế giới tập trung nghiên cứu và có những nhận xét sau:

Di truyền: Theo T. Debray (Pháp), nguy cơ bị tâm thần phân liệt ở những người có 10-20% ở con cái họ, còn 30-40% nếu cả bố và mẹ bị bệnh.

Sinh học: Nội sinh như: Rối loạn chuyển hoá các chất môi giới hoá học thần kinh (Dopamin, catecholamin, serotonin, GABA, ...).

undefined
114 cán bộ y tế tham dự chương trình

Một hướng nghiên cứu được chú ý nhiều nhất gần đây là giả thuyết về rối loạn hoạt động hệ Dopaminergic. Giả thuyết này dưới dạng đơn giản nhất là: Tâm thần phân liệt có thể liên quan đến sự thừa tương đối hoạt tính Neuron hệ thống Dopamine trung ương gây tăng hoạt động hệ phản ứng Dopamine trong tâm thần phân liệt, cơ sở khoa học của giả thuyết này là hiệu quả điều trị của các thuốc hướng thần làm phong toả receptor Dopamin và làm giảm sự dẫn truyền Dopamin ở các vùng khác nhau ở não làm mất các triệu chứng loạn thần cơ bản của tâm thần phân liệt.

Môi trường tâm lý xã hội, mất khả năng thích ứng với các stress tâm lý xã hội, rối loạn cấu trúc và xung đột gia đình, các biến đổi văn hoá... tuy không phải là nguyên nhân nhưng cũng là những nhân tố thúc đẩy bệnh phát sinh và phát triển.

undefined
Công tác tư vấn khám chữa bệnh

Lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến huyện trong lĩnh vực tâm thần về khám phát hiện, quản lý, chăm sóc và điều trị bệnh tâm thần, đặc biệt là bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm.

Việc tập huấn cũng giúp cán bộ y tế các tuyến thực hiện tốt công tác tư vấn, hướng dẫn cho người bệnh và gia đình người bệnh tiếp cận được các dịch vụ y tế thích hợp, điều trị sớm, đúng phác đồ, giảm được tỷ lệ gây rối, gây hại trong cộng đồng, giúp bệnh nhân tái hòa nhập cộng động. Đồng thời tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác, nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của Nhân dân.

Lê Sơn
Phiên bản di động