Vào mùa sốt xuất huyết, Hà Nội đã ghi nhận 137 ca
So với cùng kì năm trước, số ca mắc giảm 44,6%, tuy nhiên trong thời gian tới số ca mắc sốt xuất huyết có thể gia tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh phát triển
Các ca mắc rải đều tại quận, huyện, trong đó nguy cơ gia tăng nhanh ở xã Khánh Hà, huyện Thường Tín và xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai.
Vì vậy, để chủ động trong công tác phòng chống sốt xuất huyết, trong thời gian tới Hà Nội tiếp tục triển khai tổ chức đợt cao điểm hưởng ứng ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức đợt chiến dịch diệt bọ gậy tại các xã, phường, phun hóa chất tại các khu vực nguy cơ cao. Tổ chức xử lý quyết liệt, triệt để các ổ dịch ngay khi phát hiện. Triển khai tạp huấn phòng chống sốt xuất huyết cho các giáo viên trong trường học, cho cán bộ khám chữa bệnh để phát hiện và báo cáo sớm ca bệnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát tại các khu vực có nhiều bệnh nhân, các ổ dịch kéo dài, kiểm tra các công trường xây dựng, chợ, trường học, khu công cộng, khu thuê trọ…nhằm xử lý kịp thời các ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Đối với công tác phòng chống sốt xuất huyết, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh cần phải thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp mắc cũng như khoanh vùng xử lý ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
Sốt xuất huyết do 4 chủng của virus Dengue gây ra, do muỗi vằn Aedes egypti đốt và truyền virus từ người bệnh sang người lành. Chưa có vaccine sốt xuất huyết.
Triệu chứng là các nốt ban đỏ trên da, kèm thân nhiệt tăng cao. Biến chứng sốt xuất huyết có thể lamfm chết người vì gây cô đặc máu, giảm tiểu cầu, dẫn đến sốc hoặc gây xuất huyết ở các mức độ khác nhau.
Diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy, ngủ màn tránh muỗi đốt là các biện pháp chủ yếu phòng sốt xuất huyết hiệu quả nhất hiện nay.