Tự uống hạ sốt, trẻ 11 tuổi nguy kịch
Thuốc hạ sốt, thực phẩm chức năng không thể phòng viêm phổi Vũ Hán Ngộ độc, hỏng gan do dùng thuốc hạ sốt quá liều Lại thêm bé gái 7 tháng tuổi nguy kịch vì uống thuốc hạ sốt paracetamol |
Bệnh nhi V. T.Đ cấp cứu trong tình trạng sốt rất cao, nôn, thay đổi tri giác trong cơn sốt. Các chỉ số xét nghiệm cho thấy biểu hiện nhiễm trùng nặng, số lượng tế bào máu giảm nhanh...
Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên nhi thống nhất chẩn đoán viêm đa xoang – theo dõi nhiễm khuẩn huyết. Ngay sau đó, trẻ được sử dụng kháng sinh kết hợp và theo dõi sát tình trạng.
Tuy nhiên sau 3 giờ, tình trạng bệnh diễn tiến nặng với biểu hiện hạ huyết áp. Sau khi thăm khám và dùng các kĩ thuật chuyên sâu kiểm tra, các bác sĩ xác định trường hợp sốc nhiễm khuẩn và nhanh chóng dùng thuốc vận mạch, thay đổi kháng sinh thích hợp, theo dõi sát chỉ số sinh tồn.
Sau nhiều giờ điều trị tích cực, bệnh nhi thoát khỏi tình trạng sốc mà chưa phải lọc máu.
Hiện tại, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không sốt, không nôn, ăn uống, vận động tốt và có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Theo lời người nhà bệnh nhi, cháu Đ bị sốt nên gia đình cho cháu uống thuốc hạ sốt trong 2-3 hôm nhưng không đỡ nên đưa cháu đến bệnh viện.
Bác sĩ Nguyễn Thị Sơn - Phó Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Biểu hiện sốt rất thường gặp ở trẻ em với rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể có nhiễm khuẩn hoặc không có nhiễm khuẩn. Tuy nhiên khi trẻ bị sốt, nhiều gia đình tự ý mua thuốc kháng sinh và hạ sốt để uống. Việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định ảnh hưởng không tốt với trẻ, đặc biệt là nguy cơ kháng kháng sinh hay suy gan cấp do dùng thuốc hạ sốt sai cách.
Các bác sĩ khuyến cáo trước khi sử dụng thuốc, phụ huynh nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn.