Từ năm 2020, chỉ bán kháng sinh khi có đơn thuốc

Từ năm 2020, các quầy thuốc, nhà thuốc khi bán kháng sinh phải có đơn thuốc đạt tỉ lệ thực hiện là 100%.
Bệnh nhân sùi bọt mép, co giật và tử vong sau mũi tiêm kháng sinh Phát hiện hợp chất có thể đối phó với tình trạng kháng thuốc kháng sinh Việt Nam đã xuất hiện siêu vi khuẩn vô hiệu mọi loại kháng sinh 90% nhà thuốc tại Việt Nam bán thuốc kháng sinh không kê đơn

Từ 2020 sẽ chỉ bán thuốc kháng sinh khi có đơn thuốc.

Từ năm 2020, các quầy thuốc, nhà thuốc khi bán kháng sinh phải có đơn thuốc đạt tỉ lệ thực hiện là 100%.

Đây là một trong những mục tiêu trọng điểm của Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 của Bộ Y tế.

Mục tiêu của Đề án là rà soát, sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn. Đồng thời, tăng tỉ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú.

Đặc biệt, tăng tỉ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc. Đến năm 2020 yêu cầu các quầy thuốc, nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải 100% có đơn thuốc.

Từ năm 2020, chỉ bán kháng sinh khi có đơn thuốc
Tình trạng bán thuốc kháng sinh tràn lan đang diễn ra.

Giai đoạn 2017-2018, Bộ Y tế phối hợp Sở Y tế triển khai Đề án tại các tỉnh, thành phố gồm Nam Định, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng và Cần Thơ. Giai đoạn 2 từ 2018 đến 2020 sẽ mở rộng ra toàn quốc.

Theo kết quả khảo sát về việc bán thuốc kháng sinh ở các cơ sở bán lẻ thuốc tại các tỉnh phía Bắc cho thấy, nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc cũng như người dân còn thấp; đặc biệt ở vùng nông thôn.

Ở khu vực thành thị, 88% kháng sinh được bán mà không có đơn, còn ở nông thôn, tỉ lệ này là 91%.

Theo đề án, các cơ sở khám chữa, bệnh công lập và bệnh viện tư nhân phải kê đơn thuốc đủ nội dung đạt 100%, còn lại các cơ sở khám chữa, bệnh tư nhân khác đạt 80%;

Quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập và bệnh viện tư nhân, còn lại các cơ sở khám chữa, bệnh tư nhân khác đạt 70%.

Kê đơn điện tử tại hầu hết các bệnh viện đã giúp làm giảm nhiều sai sót trong kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, tình hình kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam vẫn đang tồn tại một số bất cập như lạm dụng kháng sinh, kê nhiều thuốc chưa hợp lý cho một đơn thuốc.

Hiện tình trạng mua bán thuốc không theo đơn, đặc biệt là thuốc kháng sinh dẫn đến nguy cơ kháng kháng sinh ngày càng phổ biến.

Tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường vẫn liên tục xuất hiện. Hệ thống phân phối thuốc còn trải qua nhiều khâu trung gian, gây khó khăn khi truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng thuốc.

Do đó, việc quy định các nhà thuốc phải có thiết bị và triển khai ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện kết nối mạng bảo đảm kiểm soát xuất xứ, giá cả nguồn gốc thuốc mua vào, bán ra là quy định bắt buộc. Vì vậy, các nhà thuốc nào không chấp hành là vi phạm quy định và sẽ bị xử lý. Bộ Y tế đang triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu dược quốc gia và tiếp tục hoàn thiện cổng tra cứu thuốc.

Toàn bộ dữ liệu thuốc được chuẩn hóa đầy đủ thông tin về sản phẩm như số đăng ký, nhà sản xuất, quy cách đóng gói, công dụng, liều dùng, cách dùng, giá thuốc... sẽ được đăng tại cổng tra cứu thuốc. Dự kiến đến năm 2020, 100% việc mua thuốc kháng sinh phải có đơn tại quầy, nhà thuốc.

Nguồn: Lao động
laodong.vn
Phiên bản di động