Thương vụ nghìn tỷ Vinamilk ''thâu tóm'' Sữa Mộc Châu có thành công?

Vinamilk đã chính thức công bố thông tin chào mua công khai tối đa 116,7 triệu cổ phiếu, tương đương 46,68% cổ phần của Công ty sở hữu Sữa Mộc Châu với giá 13.000 đồng/cổ phiếu.
Sau nhiều lần thất bại, Quỹ ngoại Singapore vẫn chưa từ bỏ tham vọng nâng sở hữu tại Vinamilk Trước khi thâu tóm, Vinamilk đã là cổ đông của công ty sở hữu Sữa Mộc Châu Vinamilk dự chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm công ty sở hữu Sữa Mộc Châu

Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã CK: VNM) vừa thông tin về việc chào mua công khai cổ phiếu Công ty cổ phần GTNfoods (GTN).

Theo đó, Vinamilk chào mua công khai 116,71 triệu cổ phần GTN, tương ứng 46,68% lượng cổ phần đang lưu hành của GTN. Mức giá chào mua của Vinamilk là 13.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị chào mua hơn 1.517 tỷ đồng.

Được biết, nguồn vốn thực hiện đợt chào mua cổ phần là vốn tự có của công ty. Nếu giao dịch diễn ra thành công, Vinamilk sẽ nắm giữ 122,5 triệu cổ phần GTN, tương ứng tỷ lệ sở hữu 49%. Thời hạn nhận hồ sở đăng ký bán của nhà đầu tư từ ngày 22/4 đến 22/5/2019.

thuong vu nghin ty vinamilk thau tom sua moc chau co thanh cong
Hội đồng quản trị của GTN không đồng ý với đề nghị chào mua của Vinamilk.

Trước đó, ngày 23/3/2019, GTN đã có văn bản gửi Ủy ban chứng khoán Nhà nước và Vinamilk cho biết, Hội đồng quản trị của GTN không đồng ý với đề nghị chào mua của Vinamilk.

Cùng ngày, Ban kiểm soát của GTN đã tiến hành kiểm tra phiếu biểu quyết về nội dung Vinamilk chào mua cổ phần. Kết quả, 3/6 thành viên HĐQT GTN đã không đồng ý với đề nghị chào mua công khai của Vinamilk.

Theo biên bản tổng hợp lấy ý kiến của các thành viên HĐQT, nguyên nhân các cổ đông không đồng ý chào mua là vì cho rằng Vinamilk là công ty sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sữa lớn tại Việt Nam và đang là đơn vị cạnh tranh trực tiếp với một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của GTN là hoạt động sản xuất, chế biến và phân phối sữa của Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu.

thuong vu nghin ty vinamilk thau tom sua moc chau co thanh cong
Kết quả, 3/6 thành viên HĐQT GTN đã không đồng ý với đề nghị chào mua công khai của Vinamilk.

Nếu chào mua thành công, Vinamilk sẽ là cổ đông lớn của GTN. Trong khi đó, GTN chỉ nhận được hồ sơ đăng ký chào mua công khai chính thức của VNM mà chưa nhận được thêm bất cứ thông tin trao đổi, phản hồi nào khác về định hướng, chiến lược, phương thức hợp tác từ Vinamilk để Vinamilk với vai trò là cổ đông lớn sẽ đóng góp vào sự phát triển chung của GTN.

Theo tìm hiểu được biết, trước khi chào mua 46,68% cổ phần GTN, Vinamilk đã là cổ đông nắm giữ 2,32% vốn GTNFoods, tương ứng hơn 5,78 triệu cổ phần. Tính đến thời điểm cuối năm 2018, cổ đông lớn của GTN gồm CTCP Invest Tây Đại Dương (28.02%), quỹ Tael Two Partner (22%), quỹ PENM IV Germany GmbH&Co.KG (6%).

Trong khi đó, GTNfoods được thành lập vào năm 2011, với vốn điều lệ 80 tỷ đồng, chuyên hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực như sản xuất tre công nghiệp, xây dựng hạ tầng, khoáng sản, vật liệu xây dựng, nhựa, nông sản và thực phẩm.

Vào tháng 7/2013, GTNfoods mua cổ phần của Công ty Cổ phần Thực Phẩm Lâm Đồng (Ladofoods), bắt đầu triển khai chiến lược M&A các doanh nghiệp thực phẩm với chuỗi giá trị nông nghiệp khép kín. Đến tháng 5/2014, GTNfoods chính thức niêm yết trên HOSE với mã chứng khoán GTN. Cũng trong năm này, Công ty đã xác định lại chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, hàng tiêu dùng với chuỗi giá trị nông nghiệp.

Vào tháng 12/2015, GTNfoods mua cổ phần của Tổng công ty Chè Việt Nam (Vinatea) với tỷ lệ sở hữu đạt 75%. Quý 1/2016, GTNfoods nâng tỷ lệ sở hữu tại Vinatea lên 95%. Sau đó, vào tháng 1/2017, GTNfoods tiếp tục sở hữu 65% Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) qua đó hợp nhất Mộc Châu Milk. Tính đến thời điểm hiện tại, GTNfoods đang sở hữu 75% cổ phần Vilico, trong đó, tỷ lệ sở hữu của Vilico tại Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu là 51%.

Trên thị trường chứng khoán, thị giá cổ phiếu GTN đang phản ứng theo thông tin chào mua của Vinamilk khi ghi nhận mức tăng mạnh gần 70% trong vòng một quý vừa qua. Kết thúc phiên 12/4/2019, GTN chốt tại 17.100 đồng/cổ phiếu, cao hơn hẳn 4.100 đồng/cổ phiếu so mức giá Vinamilk chào mua.

Trước các diễn biến trên, các nhà đầu tư đặt ra vấn đề liệu rằng Vinamilk có thành công trong thương vụ nghìn tỷ này (?!).

Văn Huy
Phiên bản di động