Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên lý giải việc duy trì thống kê số F0 mỗi ngày

Việc thống kê số F0 vẫn phải làm bình thường vì nó phục vụ cho công tác dự báo, dự đoán, phục vụ nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch cũng như các biện pháp phát triển kinh tế
Vĩnh Phúc tăng 2.835 ca mắc COVID-19, có 4 trường hợp nhiễm biến thể Omicron Ngày 3/3, cả nước ghi nhận 118.790 ca nhiễm mới COVID-19 Phát huy vai trò tổ chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm COVID-19 tại nhà

Còn quá sớm để coi COVID-19 là bệnh cúm mùa

Chiều 3/3, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2022, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã trả lời làm rõ các câu hỏi của phóng viên về dự đoán diễn biến dịch và khả năng sẵn sàng đáp ứng của ngành Y tế trong trường hợp số ca mắc tiếp tục tăng cao? Giải pháp khắc phục tình trạng nhiều hàng hóa vật tư y tế trôi nổi, không rõ nguồn gốc; Cũng như quan điểm về ý nghĩa và tính cần thiết của việc thống kê số ca nhiễm mỗi ngày; Việc cách ly F1 trong bối cảnh số ca F0 đang quá nhiều, dẫn đến thực tế nhiều cơ quan, đơn vị đang thiếu nhân lực trầm trọng để làm việc?

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trả lời tại buổi họp báo
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên trả lời tại buổi họp báo

Theo Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, từ khi Việt Nam xuất hiện COVID-19, virus SARS-CoV-2 thường xuyên có biến chủng. Đến nay, chủng Omicron là chủng có tốc độ lây lan gấp 5 lần chủng cũ và chính là nguyên nhân gây tăng cao ca F0.

Ngoài ra, với tỷ lệ bao phủ vắc xin rất cao đã nảy sinh tư tưởng chủ quan trong một số bộ phận người dân, không thực hiện nghiêm nguyên tắc "5K", từ đó cũng dẫn tới tốc độ F0 ngày một tăng.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết, tổ chức Y tế thế giới gần đây nhất đã nhận định, còn quá sớm để coi COVID-19 là bệnh cúm mùa. Ngoài ra, năm 2022, tình hình dịch vẫn diễn biến phức tạp, chưa thể chấm dứt. Tuy nhiên, theo ông Tuyên, chúng ta cũng không quá lo lắng bởi hiện nay thế giới đã, đang nghiên cứu và đưa một số thuốc vào điều trị.

“Tại Việt Nam, ngày 17/2, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã cấp phép 3 giấy phép cho thuốc Molnupiravir để đưa vào điều trị. Ngoài ra, chúng tôi đang tiếp tục làm việc với Pfizer và một số hãng khác để đưa những thuốc được thế giới, FDA đưa vào Việt Nam”, ông Tuyên cho hay.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, Chính phủ đã đưa ra giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bằng Nghị quyết 128. Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 4800, gần đây nhất, là ban hành Quyết định 218.

“F0 tăng cao như vậy, đề nghị các cơ quan báo chí, các địa phương tuyên truyền vận động và căn cứ vào đó để đánh giá cấp độ dịch để tổ chức các hoạt động mở trường học hay du lịch… Thứ hai là nâng cao ý thức cho người dân. Thứ ba là tham gia tích cực vào công tác tiêm chủng. Phải tuân thủ hướng dẫn về dùng thuốc điều trị của Bộ Y tế để tránh tình trạng tăng giá, mất cân bằng cung và cầu”, ông Tuyên nói.

Người dân chỉ mua kit test khi cần

Đối với thông tin về giá kit xét nghiệm, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, khi xuất hiện chủng Omicron với cấp độ lây lan nhanh thì nhu cầu người dân tăng, trong khi đó cung chưa đáp ứng được, thậm chí cả cung nước ngoài.

Ngay khi nhận được biến động cách đây 2 tuần, Bộ Y tế đã chủ động họp với các Bộ, ngành liên quan: Công thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư bàn về việc này; Họp với gần 100 doanh nghiệp được Bộ Y tế cấp phép để cung cấp test kit này; Đồng thời có công văn gửi các địa phương để triển khai tăng cường công tác kiểm tra giám sát, tránh việc găm hàng, nâng giá và thực hiện không đúng; Yêu cầu doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện công khai giá bán buôn, bán lẻ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế; Yêu cầu đại lý thứ cấp như nhà thuốc, hiệu thuốc, quầy thuốc… phải thực hiện niêm yết giá bán lẻ.

Những cơ sở nào không niêm yết giá bán lẻ, thì doanh nghiệp không cung cấp test kit nữa, đồng thời chính quyền địa phương vào cuộc kiểm tra, xử lý. Vừa qua, chính quyền địa phương vào cuộc tương đối tốt.

Để tránh tăng giá, ông Tuyên cho rằng, cần nâng cáo ý thức của người dân trong việc phải tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ mua khi cần, dùng đến đâu mua đến đấy. Đồng thời, các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, thanh tra để xử lý các trường hợp vi phạm.

Mục tiêu là giảm sự gia tăng F0

Trả lời về quan điểm đối với việc công bố số ca F0 hàng ngày, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay, chúng ta đã trải qua 3 đợt dịch và bây giờ đang ở đợt dịch thứ 4. Ban đầum chúng ta thực hiện nguyên tắc phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch và điều trị hiệu quả nhưng bây giờ chúng ta đã chuyển sang thích ứng an toàn, linh hoạt và hiệu quả, với nguyên tắc 5K + vắc xin + thuốc + công nghệ và ý thức.

“Theo nguyên tắc thích ứng linh hoạt, trước diễn biến tình hình chủng Omicron, tôi thấy, việc thống kê số F0 là vẫn phải làm bình thường vì nó phục vụ cho công tác dự báo, dự đoán, phục vụ nghiên cứu để đưa ra các biện pháp phòng, chống dịch cũng như các biện pháp phát triển kinh tế”, ông Tuyên nói.

Về việc cách ly F1 5 ngày, ông Tuyên nhấn mạnh, mục tiêu là nhằm giảm sự gia tăng số ca F0. “Tôi cũng nhận được phản ánh về vấn đề này, Bộ Y tế đã giao cho Cục Y tế dự phòng chủ trì nghiên cứu tham mưu cho Bộ Y tế điều chỉnh. Đây là điều chỉnh liên tục chứ không phải cố định, bất biến, có khi nay đưa ra, mai xem xét sửa đổi”, ông Tuyên nói.

TTTĐ
Phiên bản di động