Thông tư liên quan đến cảnh sát viên, trình sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam
Quy định về phù hiệu của Cảnh sát biển Việt Nam Hình thức hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam |
Căn cứ Luật Cảnh sát biển Việt Nam ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự ngày 26 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 61/2019/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
Vào ngày 30 tháng 11 năm 2019 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư Số: 177/2019/TT-BQP quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Ảnh minh họa |
THÔNG TƯ
Quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam
Chương I - QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và mẫu Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Cảnh sát viên là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư này, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
2. Trinh sát viên là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được bổ nhiệm theo quy định của Thông tư này, thực hiện nhiệm vụ thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn phòng, chống tội phạm theo quy định của pháp luật về hình sự và tố tụng hình sự.
3. Thời gian làm công tác pháp luật được hiểu như sau:
a) Là thời gian được tính từ thời điểm người có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật trở lên được điều động về công tác tại ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển, các ngành Điều tra, Bảo vệ an ninh, Thanh tra, Thi hành án, Tòa án, Kiểm sát, Pháp chế;
b) Người chưa có trình độ thuộc điểm a Khoản này, phải có đủ 05 (năm) năm công tác tại ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển thì bắt đầu được tính thời gian làm công tác pháp luật.
Điều 4. Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Bảo đảm tập trung dân chủ, tập thể cấp ủy quyết định, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên theo quy định của Thông tư này, quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cảnh sát viên, Trinh sát viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.
3. Bảo đảm tính chuyên nghiệp và bám sát thực tiễn, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.
4. Cảnh sát viên, Trinh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tên gọi, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ.
5. Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được tuyển chọn để bổ nhiệm và giữ một chức danh Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên.
6. Cảnh sát viên, Trinh sát viên khi được luân chuyển, điều động công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được xem xét bổ nhiệm là Cảnh sát viên hoặc Trinh sát viên phù hợp vị trí công tác, nhiệm vụ được giao theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương IV Thông tư này.
Điều 5. Nhiệm kỳ của Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Nhiệm kỳ của Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thời hạn 05 (năm) năm, tính từ ngày được bổ nhiệm.
Điều 6. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cấp Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm trong trường hợp đặc biệt, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên; cấp, thu hồi và quy định việc quản lý, sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Còn nữa...