Thống đốc nói về tiến độ chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng 0 đồng

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, với tinh thần rất khẩn trương, hy vọng trong năm 2024, cả 4 ngân hàng đều được chuyển giao bắt buộc.
Một năm bận rộn của ngành Ngân hàng Không để chậm trễ hơn nữa việc trình phương án xử lý Ngân hàng SCB Ngân hàng “0 đồng” Oceanbank đổi tên, có sếp mới từ MB

Thông tin này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025, sáng 14/12.

Theo bà Hồng, về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém.

Trong năm 2024, 2 trong số 4 ngân hàng 0 đồng đã được chuyển giao bắt buộc. Hai ngân hàng còn lại đang được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sớm phê duyệt trong năm 2024.

Thống đốc nói về tiến độ chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng 0 đồng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng.

"Với tinh thần rất khẩn trương, hy vọng trong năm 2024, cả 4 ngân hàng đều được chuyển giao bắt buộc. Việc này đánh dấu một quá trình, rất khó, chưa từng có tiền lệ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, cơ quan, ban, ngành", bà Hồng nói.

Mới đây, tại Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình trước ngày 20/12 phương án chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại (Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu - GPBank, Ngân hàng TMCP Đông Á - DongA Bank).

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sớm thực hiện theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), không để chậm trễ hơn nữa.

Trước đó, hồi giữa tháng 10/2024, 2 ngân hàng 0 đồng CBBank và OceanBank đã được chuyển giao bắt buộc về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB).

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ triển khai quyết liệt, hiệu quả đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Hậu Lộc
Phiên bản di động