Thanh Hóa siết công tác quản lý di tích, quy trách nhiệm người đứng đầu
Thanh Hóa đón gần nửa triệu lượt khách du lịch trong kỳ nghỉ lễ |
Công văn nêu rõ, thời gian gần đây, công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh (sau đây viết tắt là di tích), nhất là quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích tại một số địa phương trên địa bàn chưa được chặt chẽ. Đã có di tích ở một số địa phương xảy ra hiện tượng tự ý thực hiện tu bổ, tôn tạo, bổ sung tượng, đồ thờ và bảo quản, sơn thếp các thành phần kiến trúc, tượng, đồ thờ hiện có khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép; chưa thực hiện nghiêm nội dung thẩm định, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền về văn hoá, thể thao và du lịch…
Ảnh minh họa |
Các việc làm trên đã làm ảnh hưởng tới giá trị di tích, tạo dư luận không tốt trong xã hội về hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
Trước tình hình trên và thực hiện chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL tại Văn bản số 1083/BVHTTDL-DSVH ngày 31/3 về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở VH-TT&DL khẩn trương triển thực hiện và hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm chỉ đạo của Bộ VH-TT&DL tại Văn bản số 1083/BVHTTDL-DSVH ngày 31/3; đồng thời trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, tham mưu về công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra các sai phạm thuộc trách nhiệm quản lý của Sở.
Các phòng, đơn vị chuyên môn tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về Luật Di sản văn hoá, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản và Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá để các địa phương, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện nghiêm theo quy định.
Sở chỉ đạo, giao cụ thể nhiệm vụ và trách nhiệm cho từng phòng, đơn vị chuyên môn trong việc hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình, quy định, thủ tục triển khai các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển khai các dự án, không để xảy ra sai phạm rồi mới xử lý; tuyệt đối không để xảy ra việc các địa phương, đơn vị tự ý thực hiện bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích hoặc bổ sung tượng, đồ thờ vào di tích khi chưa được cấp có thẩm quyền cho phép theo quy định…để bảo vệ, giữ gìn được yếu tố gốc tạo nên giá trị di tích.
Hằng năm, Sở chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên địa bàn tỉnh và kết quả thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh theo quy định.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm Luật Di sản văn hoá, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hoá, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hoá, quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng có liên quan và văn bản chỉ đạo, thẩm định, hướng dẫn của Bộ VH-TT&DL khi triển khai thực hiện các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích được giao; đồng thời tập trung chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh.
Giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh căn cứ quy định của pháp luật, theo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị, tích cực phối hợp với Sở VH-TT&DL để triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23/8/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, góp phần làm tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn.