Tết của những “chiến sĩ áo trắng” thầm lặng
Ngành đường sắt giảm 30% vé tàu Tết Trailer MV ca nhạc “Việt Nam rạng rỡ hoan ca” Tuyết rơi bất thường trên đỉnh Fansipan ngày 27 Tết |
Đồng thời, bệnh viện cũng như phòng Điều dưỡng tích cực tổ chức các hoạt động Tết để động viên tinh thần bệnh nhân và người nhà; Tổ chức động viên các cán bộ, y, bác sĩ tham gia công tác trực Tết.
Ngày Tết Nguyên đán, lúc mà người người đang quây quần bên gia đình đón năm mới thì những điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn luôn túc trực bên giường bệnh, sẵn sàng chiến đấu với bệnh tật, cứu sống các em nhỏ. |
Trong bối cảnh dịch bệnh, các cán bộ điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương luôn trong tâm thế sẵn sàng. Ngoài những người tham gia trực chính, điều dưỡng trong các ca nghỉ được quy định luôn để điện thoại ở chế đổ chuông, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi cần.
Ngày Tết Nguyên đán, lúc mà người người đang quây quần bên gia đình đón năm mới thì những điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương vẫn luôn túc trực bên giường bệnh, sẵn sàng chiến đấu với bệnh tật, cứu sống các em nhỏ.
Tết năm nay, trong lúc tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, áp lực công việc của họ càng lớn. Vượt lên sự khó khăn, thử thách đó là tấm lòng vì người bệnh, sự hy sinh thầm lặng của những “chiến sĩ áo trắng”…
13 năm đón Tết tại phòng cấp cứu
Đón năm mới 2021 tại Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa (Bệnh viện Nhi Trung ương), điều dưỡng trưởng Nguyễn Thị Nga vẫn bồi hồi nhớ về lần đón Tết không thể quên của mình. Năm ấy, thời khắc vừa chuyển sang năm mới, khi pháo hoa còn rợp trời và mọi người chưa kịp nói với nhau câu chúc, đó cũng là lúc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc của Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một em bé bị sặc sữa trong tình trạng tím tái toàn thân, ngừng thở, ngừng tim.
Cả ê-kíp gồm rất nhiều bác sĩ và điều dưỡng tập trung cấp cứu cho em nhỏ vốn đã bị bại não. Công việc của chị Nga là phụ giúp bác sĩ đặt ống nội khí quản để đảm bảo đường thở cho bệnh nhân. Điều dưỡng Nga kể lại: “Lúc ấy, tôi chỉ nghĩ trong đầu phải thật tập trung, khẩn trương để cứu sống bệnh nhi bằng tất cả năng lực cũng như trang thiết bị có sẵn tại bệnh viện”.
Sau 15 phút cấp cứu đầy căng thẳng, em bé đã được cứu sống, tim đập trở lại. Từ những lần cứu sống được các em nhỏ, điều dưỡng Nguyễn Thị Nga luôn tâm niệm công việc của mình đã giúp ích cho rất nhiều người và chị luôn hết mình để làm tốt.
Thương các bệnh nhân, đồng cảm với gia đình họ, năm nào chị cũng cùng Trung tâm Sơ sinh tổ chức đón Giao thừa cho bệnh nhân và người nhà. |
“Những ngày Tết khi đi trực về, trên đường hầu như không có một bóng người. Khoảnh khắc ấy, tôi cũng có một chút chạnh lòng vì phải xa gia đình, con cái. Những câu nói ngây thơ của con như: “Bao giờ mẹ về? Con muốn cả nhà mình được đón Tết cùng nhau...” luôn làm tôi xúc động”, chị Nga rơm rớm nước mắt nói.
Tuy vậy, khi vào đến phòng làm việc, chị Nga bỏ lại nỗi nhớ nhà, nỗi chạnh lòng để tập trung cho những ca cấp cứu hối hả, căng não trong dịp Tết. Điều dưỡng Nga cho rằng, đã chọn nghề thì phải chấp nhận và luôn cống hiến trong bất cứ hoàn cảnh nào.
“Sao mẹ không đón Tết cùng con?”
Những ngày trực Tết của điều dưỡng trẻ Nguyễn Thị Hồng Thanh tại Trung tâm Sơ sinh (Bệnh viện Nhi Trung ương) cũng là những ngày con và gia đình chị ngóng chờ. Chị thương con vì không thể đưa cháu đi chơi ngày Tết, không được đón Giao thừa cùng cả nhà. Tuy nhiên, làm việc vào những ngày này, chị Thanh lại hiểu ra rằng, con mình còn may mắn hơn rất nhiều so với các bệnh nhi phải ở lại bệnh viện không thể về nhà đón Tết.
Những ngày trực Tết, chị Thanh bàn giao hết công việc gia đình cho người thân để yên tâm đến viện. Điều dưỡng Thanh cho biết: “Dù ngày Tết hay ngày thường ở bệnh viện, sự sẵn sàng của chúng tôi đều ở mức cao nhất. Mục tiêu của chúng tôi là đảm bảo sức khỏe, sự an toàn và cả tính mạng cho bệnh nhân”.
Thương các bệnh nhân, đồng cảm với gia đình họ, năm nào chị cũng cùng Trung tâm Sơ sinh tổ chức đón Giao thừa cho bệnh nhân và người nhà. Chỉ với một chút bánh kẹo, hoa quả nhưng không khí đón Giao thừa vẫn ấm cúng như một gia đình.
Đặc biệt, bất kể giờ giấc nào ê-kíp trực cũng sẵn sàng xử lý tình huống, cấp cứu cho các trường hợp nguy kịch. Có năm, chuẩn bị Giao thừa, chị Thanh cùng đội ngũ y, bác sĩ phải cấp cứu cho bệnh nhi bị tràn khí màng phổi. Thời khắc bước sang năm mới cũng là lúc sinh linh bé nhỏ được cứu sống, chị Thanh thở phào trong niềm hạnh phúc vô bờ.