Tâm huyết "hồi sinh" sông Tô Lịch của Chủ tịch JVE

Sáng 22/9, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) tổ chức buổi chia sẻ thông tin về giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản.
Giải pháp nào để "cứu" sông Tô Lịch Đề xuất cải tạo sông Tô Lịch thành "Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh"

Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) cho biết, đề xuất cải tạo sông Tô Lịch đã được phía doanh nghiệp khởi động từ tháng 5/2019. Sau đó, phía Nhật Bản cũng đã đồng ý và đưa ra giải pháp cụ thể đối với việc cải tạo sông Tô Lịch.

Tâm huyết
Buổi chia sẻ thông tin về giải pháp cải tạo sông Tô Lịch thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch".

Ngoài ra vị này chia sẻ, sông Tô Lịch nhiều năm qua luôn bị coi là dòng sông "chết" với mức độ ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, lãnh đạo Thành ủy, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo rất quyết liệt các cơ quan chuyên môn đưa ra nhiều giải pháp để xử lý.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, ngay sau khi nhận được thông tin này, phía Nhật Bản cũng thể hiện sự quyết tâm trong việc hỗ trợ Việt Nam thực hiện dự án cải tạo sông Tô Lịch.

Ông Nguyễn Tuấn Anh khẳng định, phía doanh nghiệp và tổng thầu Nhật Bản không có bất cứ yêu cầu, điều kiện ràng buộc nào với TP. Hà Nội như việc phải cho ưu đãi thuế trong bao nhiều năm, hay nhà đầu tư sẽ được kinh doanh, khai thác du lịch có thời hạn trên sông Tô Lịch hay để xuất thành phổ sẽ ưu đãi một số loại thuể...

Tâm huyết
Chủ tịch HĐQT JVE nhận định để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa để trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch”.

"Sông Tô Lịch không phải là nơi JVE kiếm tiền, kiếm lợi nhuận hay cũng không phải là dự án mà phía Nhật Bản coi là nơi kiếm thặng dự", ông Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh.

Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Anh, nếu vì lợi nhuận thì JVE và tổng thầu Nhật Bản sẽ chọn hướng đầu tư khác chứ không đầu tư vào dòng sông Tô Lịch ô nhiễm này – nơi có vấn đề hết sức nhạy cảm ảnh hưởng đến Thủ đô Hà Nội và cả nước, được dư luận quan tâm bấy lâu nay.

"Dự án xuất phát từ tình cảm của Chính phủ Nhật Bản đối với nhân dân Thủ đô Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung và từ cả phía doanh nghiệp JVE với cùng mục tiêu chung là quyết tâm thực hiện dự án để giúp hồi sinh và khẳng định vị thế của dòng sông đã gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến", Chủ tịch JVE nói.

Chủ tịch JVE khẳng định nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư, phía doanh nghiệp dự kiến sẽ triển khai dự án bắt đầu từ năm 2021-2026.

Tâm huyết
Dự án "Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch" đang được dư luận quan tâm.

Về định hướng của dự án này dọc theo bờ sông dài 15 km, công viên Tô Lịch sẽ tái hiện lại các Triều đại trong lịch sử Việt Nam, như thời Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân - Tổ Mẫu Âu Cơ đưa 50 con lên rừng, 50 con xuống biển các đời Vua Hùng dựng nước Văn Lang...

Trong giải pháp tổng thể này, sông Tô Lịch được mô phỏng xây dựng hệ thống cảnh quan "Công viên lịch sử - văn hoá - tâm linh Tô Lịch" và đề xuất xây dựng cả hệ thống thoát lũ chống ngập đặt ngầm sâu dưới lòng sông để đảm bảo thoát lũ, chống ngập cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch.

Hệ thống thoát nước, thoát lũ được đặt ngầm bên dưới lòng sông Tô Lịch tương tự như hệ thống chống ngập khổng lồ tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Chủ tịch HĐQT JVE nhận định để có thể “hồi sinh” sông Tô Lịch đúng nghĩa để trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch”.

Thời gian tới, JVE cho biết sẽ tổ chức hội thảo và mời đại diện đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để cùng tham vấn ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước về đề án cải tạo sông Tô Lịch.

Duy Tân
Phiên bản di động