Số hóa di tích đền Đông Định, xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch
Vĩnh Phúc: Đảng bộ xã Thái Hòa - Dấu ấn một nhiệm kỳ Huyện Lập Thạch: Biến các di sản thành nguồn lực phát triển kinh tế Huyện Lập Thạch: Đẩy nhanh GPMB dự án Đường dây 500KV Lào Cai – Vĩnh Yên |
![]() |
Xã Thái Hòa ra mắt công trình thanh niên năm 2025 |
Đền Đông Định trước đây thuộc trang Tây Cố, xã Cung Lương, huyện Tam Dương, phủ Đoan Hùng, tỉnh Sơn Tây. Hiện nay, đền được trùng tu, xây dựng thuộc địa danh thôn Đền, xã Thái Hoà, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Đền là nơi thờ Bà Trưng Trắc (Trưng nữ Vương), người đứng đầu cuộc khởi nghĩa đánh đuổi giặc phong kiến nhà Đông Hán (Trung Quốc) xâm lược và đô hộ, đem lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam vào hồi đầu sau Công nguyên những năm 40 của thế kỷ thứ I. Đền còn là nơi sinh hoạt chung về tâm linh, tín ngưỡng, nơi giao lưu văn hóa văn nghệ của nhân dân 4 thôn Đền, Đông Định, Gò Giềng và Tây Sơn cùng du khách thập phương.
Các vị thần được tôn thờ tại Đền là Bà Trưng Trắc và Miếu của làng Đông Định là Ngũ Vị Đại Vương luôn luôn phù trì, bao bọc, chở che cho con dân các thế hệ làng Tây Cố xưa và nhân dân địa phương xã Thái Hòa bốn mùa bình an, no ấm.
![]() |
Năm 1964, Đền Đông Định được Ty Văn hóa tỉnh Vĩnh Phúc công nhận Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh lần đầu; ngày 17 tháng 12 năm 1992 UBND tỉnh Vĩnh Phú Quyết định cấp Bằng công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Đền Đông Định là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh cần được bảo vệ, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử. Đền thờ bà Trưng Trắc, vị nữ tướng anh hùng của dân tộc Việt Nam cách ngày nay gần hai nghìn năm. Việc tôn thờ bà Trưng Trắc ở đền liên quan đến sự kiện cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống giặc ngoại bang nhà Đông Hán phương Bắc đô hộ giành độc lập, tự chủ cho dân tộc ta vào những năm 40 – 43.
Năm nay, tại di tích đền Đông Định xã Thái Hòa tổ chức Lễ hội đầu xuân năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 1985 năm ngày Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa. Đây là một sự tôn vinh, ghi nhận, biết ơn công lao của Hai Bà Trưng và những tướng sỹ của Hai Bà đã để lại giá trị nhân văn sâu sắc thông qua việc tổ chức Lễ hội tại di tích lịch sử mang đậm dấu ấn văn hóa, là niềm tự hào của nhân dân 4 thôn khu vực quản lý di tích nói riêng, của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân xã Thái Hòa nói chung.
![]() |
Để tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá hình ảnh, nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị của những di tích lịch sử văn hóa địa phương, những hoạt động đổi mới và đi lên từng ngày của đất và người nơi quê hương xã Thái Hòa nói chung, của cụm văn hóa thuộc di tích lịch sử văn hóa Đình – Đền – Chùa Đông Định nói riêng, Ban quản lý di tích xã Thái Hòa, Tiểu ban quản lý cụm di tích lịch sử văn hóa Đình – Đền – Chùa Đông Định tổ chức lễ ra mắt số hóa công trình thanh niên năm 2025 chuyển đổi số trong giới thiệu, quảng bá di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền Đông Định, xã Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Thông qua việc ra mắt và quét mã QR tại di tích, du khách thập phương trong và ngoài nước sẽ được biết và tìm hiểu về nguồn cội di tích lịch sử văn hóa đền Đông Định và các di tích lịch sử văn hóa trên quê hương xã Thái Hòa. Đây được coi là bước đột phá trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý di tích.
![]() |
Với chủ đề: "Tuổi trẻ tiên phong trong chuyển đổi số", nâng cao nhận thức của thanh niên và người dân về chuyển đổi số quốc gia; khẳng định rõ tinh thần tiên phong, đi đầu của đoàn viên, thanh niên trong tham gia chuyển đổi số, thhông qua những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả, đã giúp thông điệp “chuyển đổi số” thấm sâu trong mọi hoạt động của tuổi trẻ cả nước nói chung và xã Thái Hòa nói riêng.
Phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên thanh niên xã Thái Hòa chủ động tham mưu, góp ý với cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương về các giải pháp giúp thúc đẩy công tác chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực hoạt động. Đồng thời, với lợi thế là lực lượng trẻ tuổi, có khả năng tiếp cận nhanh các xu hướng mới, hiện đại thông qua các thiết bị công nghệ và môi trường mạng, cán bộ, đoàn viên thanh niên cũng cần tích cực tuyên truyền, vận động người dân áp dụng công nghệ số vào cuộc sống.