Smartphone của Huawei có thể sẽ không chứa 'linh kiện' của Mỹ

Trước thực tế các lệnh cấm vận, mẫu điện thoại cao cấp Huawei Mate 30 đã không còn chứa các bộ phận do Mỹ sản xuất.    
Smartphone tại Châu Âu: Samsung dẫn đầu, Huawei vượt khó để xếp thứ 2 Mỹ “nới” cấm vận, Huawei kêu gọi chấm dứt đối xử bất công Mỹ có thể trì hoãn lệnh cấm Huawei thêm 6 tháng?

Theo PhoneArena, điện thoại mới nhất của Huawei, Mate 30 được công ty này công bố rằng không hề chứa các bộ phận của Mỹ.

Mẫu smartphone cao cấp này được ra mắt vào tháng 9/2019, sở hữu màn hình cong tràn cạnh và cụm 4 camera mang đến đầy đủ tính năng chụp ảnh tiên tiến, không thua kém gì iPhone 11.

Đây là một động thái được dự báo từ trước, khi khi chính phủ Mỹ đã cấm cung cấp thành phần có nguồn gốc từ Mỹ tại các chuỗi cung ứng của Huawei, khi căng thẳng thương mại với Bắc Kinh leo thang.

Huawei trước đây phụ thuộc rất nhiều vào các nhà cung cấp chip Mỹ. Công ty mua bộ ăng-ten chuyển mạch từ Qorvo (trụ sở ở Bắc Carolina) và Skyworks Solution (trụ sở ở Massachusette), nhập chip Bluetooth và Wi-Fi từ Cirrus Logic (trụ sở ở Texas), cũng như nhiều linh kiện khác từ Broadcom (trụ sở ở California).

Trong các mẫu Mate 30 mới hơn, chip được cung cấp bởi NXP Semiconductors N.V, nhà sản xuất bán dẫn toàn cầu của Hà Lan có trụ sở ở Eindhoven.

smartphone cua huawei co the se khong chua linh kien cua my
Đối mặt với lệnh cấm vận, Smartphone của Huawei có thể sẽ không chứa 'linh kiện' của Mỹ.

Các bộ khuếch đại công suất từng được cung cấp bởi Qorvo hoặc Skyworks đều đã được thay thế bằng chip của HiSilicon, một công ty thiết kế chip nội bộ của Huawei.

Vào tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết các nhà sản xuất chip của Mỹ đang được cấp giấy phép để tiếp tục xuất khẩu một số lô hàng khác. Ngoài ra, Bộ thương mại cũng đã nhận được gần 300 đơn xin cấp giấy phép từ các nhà sản xuất điện tử.

Sau khi lệnh cấm đưa ra, công ty Trung Quốc phải bổ sung Murata vào nguồn cung và từ bỏ Skyworks, trong khi một số chip vẫn có thể được mua từ Qorvo.

Tương tự, hãng đã ngừng sử dụng Broadcom trong nguồn cung chip Wi-Fi và Bluetooth để sử dụng nguồn do chính mình sản xuất.

Ngoài ra, họ cũng tìm kiếm các nhà cung cấp ngoài Mỹ để thay thế, đặc biệt là xây dựng mạnh mẽ công ty con HiSilicon chuyên thiết kế chip Kirin hay modem Balong, mặc dù chúng vẫn được sản xuất bởi TSMC (Đài Loan).

Còn theo Wall Street Journal, chuỗi cung ứng thiết bị mạng Huawei - công ty chiếm 28% thị phần thiết bị mạng toàn cầu - cũng không có xuất phát từ Mỹ. Cụ thể, Huawei đã sản xuất các trạm gốc 5G mà không có thành phần và phần mềm Mỹ.

Phát ngôn viên của Huawei mới đây đã cho biết, hiện tại công ty vẫn ưu tiên tiếp tục hợp tác và mua linh kiện từ các đối tác cung ứng của Mỹ. Nhưng với các quyết định của Washington khiến Huawei không có lựa chọn nào khác ngoài tìm nguồn cung thay thế từ các nhà sản xuất quốc tế.

Phát ngôn viên Huawei nhấn mạnh việc công ty đã chi 11 tỷ USD để mua công nghệ Mỹ vào năm ngoái.

Mặc dù đã có giải pháp thoát ra khỏi sự phục thuộc về phần cứng, tuy vậy chuỗi cung ứng của Huawei thực tế vẫn đang hoạt động trên hệ điều hành Android và sẽ không thể truy cập dịch vụ quan trọng của Google như YouTube, Google Map hay kho ứng dụng Play Store và Mate 30 là mẫu smartphone đầu tiên của Huawei chịu tác động của lệnh cấm này.

Thanh Thắng (t/h)
Phiên bản di động