Siết lại cấp phép xử lý chất thải nguy hại
Xây dựng quy chế “lấp” khoảng trống pháp lý về ứng phó sự cố chất thải Đã xác định chủ mưu vụ chôn chất thải nguy hại tại Sóc Sơn |
Quy trình cấp phép
Theo “Điều 17. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại” tại Dự thảo Thông tư sửa đổi, để được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, tổ chức, cá nhân cần nộp 2 bộ hồ sơ theo quy định cho cơ quan cấp phép để xem xét, cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, sao gửi Sở TN&MT. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, không hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, cơ quan thường trực thông báo bằng văn bản để tổ chức, cá nhân, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thường trực phối hợp với Sở TN&MT thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại và có văn bản chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo mẫu quy định. Trường hợp các tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu thuật quy trình quản lý theo quy định để vận hành thử nghiệm, đoàn kiểm tra có ý kiến cụ thể trong biên bản kiểm tra hoặc cơ quan thường trực thông báo bằng văn bản (trường hợp cần thiết) cho tổ chức, cá nhân để đáp ứng, thực hiện hoặc giải trình để cơ quan thường trực có văn bản chấp thuận Kế hoạch vận hành thử nghiệm hoặc thành lập đoàn kiểm tra lại (trường hợp cần thiết).
| |
Bộ TN&MT đang hoàn thiện dự thảo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT về quản lý chất thải nguy hại |
Sau khi có văn bản chấp thuận, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo quy định.
Trong quá trình tiến hành thu tục, nếu quá 6 tháng mà tổ chức, cá nhân không nộp lại hồ sơ hoặc Báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm kể từ khi kết thúc vận hành thư nghiệm hoặc không có văn bản giải trình hợp lý theo quy định thì hồ sơ đăng lý được xem xét lại từ đầu.
Cấp lại trong 25 ngày
Dự thảo Thông tư mới sửa đổi Khoản 3 Điều 18 về trình tự, thủ tục cấp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Theo đó, thời điểm nộp hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại chậm nhất là 3 tháng trước ngày Giấy phép hết hạn hoặc trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày phát hiện Giấy phép bị mất hoặc hư hỏng.
Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phép xem xét cấp lại Giấy phép xử lý chất thải nguy hại. Trường hợp cần thiết, cơ quan thường trực lấy ý kiến của Sở TN&MT nơi có cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chuyên gia, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở.
Đáng lưu ý, việc thu hồi Giấy phép xử lý chất thải nguy hại cũng được thực hiện, theo Khoản 1 Điều 21. Cụ thể, có 3 trường hợp sẽ bị thu hồi giấy phép, bao gồm: Vi phạm các quy định về quản lý chất thải nguy hại hoặc quy định trong Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đến mức độ phải thu hồi theo quy định của pháp luật. Chủ xử lý chất thải nguy hại không hoạt động sau 1 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép trừ trường hợp bất khả kháng. Chủ xử lý chất thải nguy hại chấm dứt hoạt động về chất thải nguy hại hoặc phá sản, giải thể.