Phương pháp mới điều trị đau cột sống không cần phẫu thuật
Tiêm bế phong cột sống, giúp tìm ra được vị trí và nguyên nhân gây ra cơn đau
ThS Bs Đỗ Mạnh Hùng vừa chia sẻ với PV Tuổi trẻ & Pháp luật về phương pháp điều trị đau cột sống không cần phẫu thuật. Đó là phương pháp “Tiêm phong bế thần kinh cột sống”. Theo bác sĩ Hùng đây là phương pháp có thể giúp tìm ra được vị trí và nguyên nhân gây ra cơn đau dai dẳng của bệnh nhân. Ngoài ra, nó cũng được sử dụng để giảm đau hiệu quả.
“Tiêm phong bế thần kinh cột sống cũng chính là phương pháp điều trị giúp giảm đau tạm thời cho người bệnh. Ngoài ra, tiêm phong bế còn có nhiều ưu điểm nổi trội như: không tàn phá tổ chức, ra viện ngay trong ngày tiêm, thích hợp với bệnh nhân phức tạp, nhiều bệnh lý phối hợp, người cao tuổi (do không phải mổ)… Một điểm đặc biệt lưu ý là tiêm phong bế cột sống khác hẳn với kỹ thuật thủy châm trong đông y (á thị huyệt), các phương án tiêm giảm đau vào cơ thông thường (tiêm mù). Điểm mấu chốt ở chỗ, tiêm phong bế cột sống cần phải sử dụng màn huỳnh quang tăng sáng, các kiến thức về giải phẫu thần kinh cột sống, kinh nghiệm chuyên sâu của bác sĩ, để tìm ra đúng vị trí nghi ngờ gây bệnh và can thiệp một cách hiệu quả nhất” - Bác sĩ Hùng cho biết
Điều trị đau cột sống không cần phẫu thuật |
Cũng theo bác sĩ Hùng, hầu hết các loại tiêm phong bế cột sống, bác sĩ thường sử dụng:
Thuốc gây tê cục bộ (thuốc gây tê) Lidocaine (Xylocaine ) để tiêm vào một khu vực cụ thể trong của cột sống của người bệnh. Lidocaine là một loại thuốc có tác dụng nhanh, nhưng sẽ hết tác dụng trong khoảng 2 giờ.
Đó là lý do lidocaine được sử dụng thường xuyên hơn như một công cụ chẩn đoán thay vì thuốc giảm đau kéo dài.
Thuốc gây mê Bupivacaine (còn được gọi là Marcaine) cũng có thể được sử dụng.
Loại thuốc này sẽ có hiệu lực chậm hơn, nhưng nó lại có tác dụng kéo dài hơn và giúp bệnh nhân giảm đau được nhiều hơn.
Hình ảnh minh họa sự khác nhau giữa tê ngoài màng cứng liên bản sống và tê ngoài màng cứng qua lỗ liên hợp |
Một loại nữa có thể dùng trong phương pháp tiêm bế phong cột sống là thuốc chống viêm Cortisone (là một steroid mạnh) được tiêm cùng với các thuốc gây tê cục bộ để giảm viêm tại khu vực gây đau. Cortisone tồn tại lâu dài và có thể được giải phóng chậm để mang lại lợi ích tốt nhất trong việc giảm đau. Cortisone có thể bắt đầu hoạt động vài ngày sau khi tiêm, nhưng tác dụng của nó có thể kéo dài trong nhiều tháng.
Ngoài ra người ta còn dùng cả loại thuốc gây nghiện như morphin hoặc fentanyl được trộn với cortisone và thuốc gây tê để tăng hiệu quả giảm đau mạnh hơn nữa.
Trước khi tiêm bế phong cột sống bệnh nhân cần chuẩn bị những gì?
Để thực hiện phương pháp tiêm bế phong cột sống bác sĩ Hùng khuyên bệnh nhân nên đến viện sớm để làm thủ tục kê khai bệnh tình và sức khỏe của mình. Bệnh nhân không nên ăn hoặc uống trong ít nhất sáu giờ trước khi làm thủ thuật, nhằm giảm nguy cơ nôn thức ăn hoặc các chất lỏng
Nếu bệnh nhân là người thường xuyên dùng thuốc ức chế tiểu cầu, chẳng hạn như aspirin hoặc NSAID (thuốc chống viêm không steroid), thì sẽ có nguy cơ chảy máu cao hơn và không phải là ứng cử viên cho tiêm cột sống.
Nếu bệnh nhân quá mẫn cảm hoặc có một số dị ứng với thuốc, thì sẽ có khả năng bị phản ứng tiêu cực với các thuốc được sử dụng trong thuốc tiêm phương pháp tiêm bế phong. Bệnh nhân cần cung cấp cho bác sĩ danh sách tất cả các thuốc dị ứng của mình.
Nếu bệnh nhân có một bệnh nội khoa đi kèm, nên thảo luận về những rủi ro của việc tiêm cột sống với bác sĩ.
Ví dụ, bệnh nhân bị đái tháo đường có thể bị tăng lượng đường trong máu sau khi tiêm cortisone. Bệnh nhân bị suy tim sung huyết, suy thận, tăng huyết áp hoặc một bệnh tim mạch đáng kể có thể có vấn đề do ảnh hưởng của việc giữ nước vài ngày sau khi tiêm.
Cuối cùng bác Hùng khẳng định phương pháp tiêm phong bế cột sống phải được thực hiện bởi các chuyên gia về thần kinh cột sống hoặc bác sĩ điện quang thần kinh can thiệp. Bởi đây là một bệnh lý vô cùng phức tạp, đòi hỏi phải chẩn đoán lâm sàng đúng, chẩn đoán hình ảnh đúng, thực hiện kỹ thuật phong bế thật sự chính xác mới đảm bảo chẩn đoán bệnh đúng và điều trị hiệu quả.
Đau vùng thắt lưng là một vấn đề sức khỏe lớn có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh trong các nghiên cứu cộng đồng là 12 - 35% trong đó có khoảng 10% có thể tiến triển ảnh hưởng mạn tính gây liệt. Tuy nhiên đây là tình trạng gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, phương pháp điều trị cũng khác nhau đối với từng bệnh lý. Vì vậy việc chẩn đoán được nguyên nhân gây nên triệu chứng đau vùng thắt lưng có vai trò quan trọng trong việc điều trị. Trong các nguyên nhân đau vùng thắt lưng, nguyên nhân do thoái hóa và thoát vị các đĩa đệm cột sống chèn ép vào rễ thần kinh gây ra dấu hiệu đau vùng thắt lưng lan xuống chân. |