Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tính đến ngày 30/6, tín dụng tăng trưởng 9,35%

Mức tăng trưởng tín dụng trên được Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết tại cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, diễn ra ngày 12/7.
Ngân hàng Nhà nước: Chất lượng tín dụng bất động sản vẫn được kiểm soát ổn định Không "siết, cắt" tín dụng vào bất động sản, chứng khoán Quốc hội thảo luận thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng

Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, trong 6 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chủ động, linh hoạt chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm hỗ trợ phục hồi kinh tế nhưng không chủ quan với rủi ro lạm phát, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong điều kiện mặt bằng lãi suất thế giới tăng nhanh, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có thể tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, qua đó có điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất, hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Tỷ giá và thị trường ngoại tệ được duy trì ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Tính đến ngày 30/6, tín dụng tăng trưởng 9,35%
Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú phát biểu tại cuộc họp

Đặc biệt, tại phiên làm việc tháng 4/2022, Bộ Tài chính Mỹ đã đánh giá cao điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua. Trong báo cáo về “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ”, Bộ Tài chính Mỹ ghi nhận những nỗ lực này của Ngân hàng Nhà nước và tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ.

Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã điều hành tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, đáp ứng kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh, kiểm soát đối với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; Tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch, đảm bảo an toàn hệ thống. Tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng tăng 9,35% so với cuối năm 2021.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước và hệ thống các tổ chức tín dụng đã sớm vào cuộc, triển khai quyết liệt, kịp thời chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội, điển hình là việc xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định 28/NĐ-CP về tín dụng ưu đãi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; Trình Chính phủ ban hành Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh…

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, trong những tháng cuối năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Phó Thống đốc cũng kiến nghị các bộ, ngành chức năng có liên quan cần có sự phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc triển khai thực hiện các chính sách như: Chính sách quản lý giá, chính sách lưu thông hàng hóa, đảm bảo chuỗi cung ứng, chính sách cơ cấu lại nền kinh tế…

Không Không "siết, cắt" tín dụng vào bất động sản, chứng khoán
Quốc hội thảo luận thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Quốc hội thảo luận thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng
Hà Nội: Kiểm tra, giám sát bảo đảm vốn tín dụng chính sách sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả Hà Nội: Kiểm tra, giám sát bảo đảm vốn tín dụng chính sách sử dụng đúng mục đích, phát huy hiệu quả
Hậu Lộc
Phiên bản di động