Phát triển Hà Nội về phía Bắc sông Hồng - khi nhịp cầu nối những bờ vui

Mở rộng không gian phát triển sang phía Bắc sông Hồng là một trong các ưu tiên của Hà Nội trong tương lai. Để hiện thực hoá điều này, Thủ đô cần xây dựng tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua sông Hồng để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hàng không.
Sông Hồng sẽ là biểu tượng phát triển mới của Thủ đô Hà Nội

Trung tâm đối thoại, hợp tác quốc tế bên bờ sông Hồng

Với tầm nhìn xây dựng trục sông Hồng là trung tâm hội tụ, điểm nhấn quan trọng của vùng đô thị hóa đồng bằng sông Hồng và đưa ra mô hình thành phố trong Thủ đô, trong những năm qua, Hà Nội tích cưc thực hiện các bước chuẩn bị để phát triển về phía Bắc Sông Hồng.

Thực tế, hiện trạng khu vực phía Bắc sông Hồng gồm 3 huyện Mê Linh, Đông Anh, Sóc Sơn. Khu vực này rộng khoảng 631km2, dân số khoảng 1 triệu người.

Khả năng kết nối là thế mạnh của huyện Đông Anh
Khả năng kết nối là thế mạnh của các địa phương phía Bắc Sông Hồng

Định hướng phát triển đô thị đến năm 2045, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng Thành phố phía Bắc sông Hồng có diện tích khoảng 633km2, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính các huyện Đông Anh, Sóc Sơn và Mê Linh. Đến năm 2045, quy mô dân số của thành phố này khoảng 3,25 triệu người.

Đất xây dựng đô thị Thành phố phía Bắc sông Hồng được quy hoạch khoảng 385km2, dân số 2,92 triệu người. Khu vực ngoài đô thị khoảng 248 km2, dân số khoảng 0,33 triệu người. Thành phố mới của Hà Nội gồm 45 phường và 24.

Cụ thể, theo định hướng, Đông Anh được kỳ vọng sẽ là “hạt nhân” của thành phố phía Bắc sông Hồng. Đây sẽ là đô thị hiện đại, thông minh, năng động, khai thác phát huy tối đa tiềm năng của sân bay quốc tế Nội Bài, vị trí giao thoa giữa trục kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đồng thời, đây là thành phố xanh - sạch - thông minh, làm đối trọng và bổ trợ cho đô thị trung tâm, kết nối thông qua không gian trục cảnh quan sông Hồng.

Diện mạo huyện Đông Anh thay đổi lớn trong những năm gần đây. Trong ảnh là Nhà thi đấu văn Nhà thi đấu đa năng thuộc dự án khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh
Diện mạo huyện Đông Anh thay đổi lớn trong những năm gần đây. Trong ảnh là Nhà thi đấu văn Nhà thi đấu đa năng thuộc dự án khu cây xanh thể dục thể thao huyện Đông Anh

Với ý tưởng xây dựng động lực cho “Thành phố vì hòa bình”, kết nối toàn cầu, thành phố phía Bắc sông Hồng sẽ là trung tâm đối thoại, hợp tác quốc tế tầm cỡ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Đồng thời, Hà Nội xây dựng thành phố phía Bắc là trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học 4.0; tập trung đầu tư cho các ngành công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật cao, ứng dụng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh cho một thiết chế xã hội bền vững, sử dụng năng lượng sạch.

Đại biểu Quốc hội, PGS.TS Hoàng Văn Cường - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân phân tích: "Với định hướng phát triển thành phố hai bên sông Hồng, việc quy hoạch, đầu tư phát triển thành phố phía Bắc sông Hồng là rất quan trọng để giúp Hà Nội hiện thực hóa việc phát triển toàn diện cả về chính trị, kinh tế, đối ngoại, văn hóa, xã hội, không chỉ của vùng Đồng bằng sông Hồng, của cả nước, mà còn là cửa ngõ của Đông Nam Á".

Tập trung đầu tư hạ tầng

Cũng theo PGS.TS Hoàng Văn Cường, hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng Thủ đô về phía Bắc Sông Hồng.

"Thành phố Bắc sông Hồng cần được quy hoạch phát triển đồng bộ để tạo ra một đô thị văn minh, hiện đại, không chỉ là xây lên những công trình cao tầng mà còn phải sử dụng công nghệ, thiết kế, kiến trúc hiện đại nhất; có trục giao thông kết nối đồng bộ; hệ thống hạ tầng đồng bộ để phục vụ cho đời sống, tạo công ăn việc làm cho người dân…", PGS.TS Hoàng Văn Cường cho hay.

Tuy nhiên, để xây dựng về phía Bắc sông Hồng, Hà Nội cũng đối mặt với một số khó khăn nhất định - đặc biệt là về hạ tầng.

Phát triển Hà Nội về phía Bắc sông Hồng - khi nhịp cầu nối những bờ vui
Hạ tầng là yếu tố quan trọng để phát triển Thủ đô về phía Bắc Sông Hồng

Đáng chú ý, hệ thống hạ tầng kết nối hai bên sông Hồng còn chưa được đầu tư hoàn chỉnh. Các dự án tạo việc làm và dự án chiến lược đã hoạch định nhiều nhưng chưa triển khai, chưa hình thành. Việc tổ chức thực hiện quy hoạch và quản lý phát triển đô thị còn nhiều vấn đề. Nguồn lực đầu tư phát triển và chính sách phát triển chưa có đột phá…

Để giải quyết vấn đề này, trong Kết luận số 80 của Bộ Chính trị đã yêu cầu Hà Nội xây dựng tuyến đường sắt đô thị và các đường vành đai, các nút giao thông cửa ngõ, hệ thống cầu qua sông Hồng để mở rộng không gian phát triển, tăng cường khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông; quan tâm hệ thống giao thông kết nối vùng và quốc tế, bao gồm cả đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, hàng không.

Hiện, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Mê Linh cũng đang tích cực phối hợp với các ngành chức năng và UBND các xã rà soát, tham mưu UBND Huyện phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với diện tích đất ở và đất tái định cư.
Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đóng vai trò kết nối

Các chuyên gia quy hoạch cho rằng, để xây dựng, phát triển Thủ đô về phía Bắc Sông Hồng, định hướng chiến lược đặt ra là kế thừa phát triển Quy hoạch 1259 và Vùng Thủ đô, khai thác lợi thế sân bay Nội Bài, hành lang xuyên Á, xây dựng phía Bắc sông Hồng trở thành trung tâm kết nối toàn cầu; thu hút phát triển các trung tâm chức năng mới của nền kinh tế như dịch vụ quốc tế, sản xuất tiên tiến, kinh tế tri thức, khoa học - công nghệ... để hình thành các khu vực phát triển đô thị gắn với sản xuất dịch vụ.

Không gian đô thị được định hướng điều chỉnh mở rộng trên toàn bộ lãnh thổ huyện Đông Anh; một phần phía Tây đường Vành đai 4; một phần phía Bắc thị trấn Sóc Sơn; khai thác cải tạo các tuyến sông Hồng, sông Cà Lồ, sông Thiếp, đầm Vân Trì, sông Ngũ Huyện Khê là không gian cảnh quan đô thị.

Cùng với đó là xây dựng đô thị năng động gắn với sân bay, khai thác hiệu quả quỹ đất dọc trục xuyên Á, trục Nhật Tân - Nội Bài, tạo dựng đô thị dịch vụ, hội nhập quốc tế, kết nối toàn cầu; phát triển đô thị theo mô hình TOD (Transit Oriented Development - mô hình phát triển đô thị theo định hướng kết nối giao thông công cộng).

Vũ Cường
Phiên bản di động