Ông Tập Cận Bình đặt chân lên tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc
Uy lực đáng nể tàu sân bay mới của Nga Hơn 200 tấn nước tràn vào tàu sân bay Anh, 3 thủy thủ suýt chết đuối |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt chân lên tàu sân bay Sơn Đông.
Theo SCMP, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc được đặt tên là Sơn Đông, chính thức vào biên chế hải quân Trung Quốc ngày 17/12.
Tàu Sơn Đông còn có tên Type 001A, được đóng từ tháng 11/2013. Đây là hàng không mẫu hạm thứ hai được đưa vào biên chế quân đội Trung Quốc sau tàu sân bay Liêu Ninh.
Truyền trưởng của tàu là Lai Yijun, người từng chỉ huy khinh hạm Lianyungan và chính ủy là Pang Jianhong, người từng phục vụ trên tàu khu trục Xian. Cả hai đều mang hàm đại tá.
Ông Tập trực tiếp chủ trì buổi lễ bàn giao tàu sân bay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trực tiếp có mặt trên tàu sân bay, chủ trì buổi lễ bàn giao cùng các quan chức quân đội. Các nhân vật cấp cao khác tới dự sự kiện bao gồm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đinh Tiết Tường, Phó Thủ tướng Lưu Hạc, Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách phát triển quốc gia Hà Lập Phong, Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu liên hợp Quân ủy Lý Tác Thành và Tư lệnh Hải quân Thẩm Kim Long.
Tàu sân bay Sơn Đông từng đi qua eo biển Đài Loan hồi tháng trước “với mục đích huấn luyện và khảo sát khoa học”, trước khi neo tại cảng ở đảo Hải Nam cho đến nay.
Tàu lẽ ra được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc từ tháng 4, nhưng bị trì hoãn cho đến nay vì gặp phải một số trục trặc kỹ thuật, theo các nhà quan sát quân sự. Tàu lần đầu tiên ra biển thử nghiệm vào tháng 5/2018.
Tàu sân bay Sơn Đông có khả năng mang theo 36 tiêm kích hạm J-15.
Tàu sân bay Sơn Đông có thể mang theo 36 tiêm kích hạm J-15, so với tàu Liêu Ninh chỉ 24 chiếc. Tàu được nâng cấp hệ thống radar cũng như có boong tàu rộng để các tiêm kích cất và hạ cánh.
Chuyên gia quân sự Li Jie ở Bắc Kinh nói tàu có thể mang tổng cộng 40 máy bay, bao gồm cả trực thăng Z-9 và máy bay cảnh báo sớm KJ-600.
Chuyên gia quân sự Song Zhongping nhận định tàu san bay Sơn Đông rất có thể sẽ ở lại quân cảng Tam Á, nằm dưới quyền chỉ huy của Chiến khu Nam bộ, nhằm răn đe Đài Loan.