Nóng tuần qua: Bão số 5 gây thiệt hại lớn, Hàng chục nhà dân ở Hà Tĩnh bị tốc mái, đường biến thành sông
Những thiệt hại ban đầu do bão số 5 Bão số 5, không khí lạnh và dải hội tụ nhiệt đới cùng tác động gây mưa ở nhiều nơi |
Nóng tuần qua: Lào Cai thiệt hại vì mưa lớn, xe môi trường đổ trộm bùn thải |
Hà Tĩnh: Hàng chục nhà dân tốc mái, đường biến thành sông
Ngày 18/9, ông Trần Đức Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) cho biết: Thống kê sơ bộ, cơn lốc đã khiến 75 căn nhà tại xã Cương Gián bị tốc mái. Ngoài ra, hệ thống tường rào, nhiều diện tích cây trồng của người dân cũng bị gãy đổ. Trận lốc xoáy không có thiệt hại về người, song ước tính ban đầu thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
Tiếp đó, trận lốc xoáy xảy ra vào lúc 13h chiều 18/9 đã làm cho 15 hộ dân ở xã Nam Điền, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) bị tốc mái, 2 cột điện và 980 cây ăn quả bị gãy đổ.
Bão số 5 làm gãy cột điện. |
Thừa Thiên Huế: Huy động mọi lực lượng giúp dân khắc phục hậu quả cơn bão số 5
Ngay sau khi cơn bão số 5 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đi kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão.
Lực lượng chức năng khắc phục cây xanh ngã đổ (Anhr TNMT). |
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TCCN tỉnh Thừa Thiên Huế, đến trưa 18/9, trên địa bàn có 1 người chết, 23 người bị thương; 1.664 nhà tốc mái, có 3 nhà bị sập…
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đến những vùng bị thiệt hại nặng nề của bão, thăm các nạn nhân bị thương do bão số 5 gây ra; động viên, chia sẻ những khó khăn, mất mát của người dân vùng tâm bão đi qua.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương phải tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ những khu vực nguy hiểm, dễ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời người dân đến nơi an toàn. Trong 2 ngày cuối tuần, yêu cầu tất cả lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên chức, đoàn thể, học sinh sinh, viên trên địa bàn phát huy tinh thần “Ngày Chủ nhật xanh” tập trung ra quân tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; triển khai sớm các biện pháp phục hồi sản xuất.
Theo dự báo trong những ngày tới Thừa Thiên Huế sẽ có mưa vừa mưa to trên diện rộng...
Điện lực Đà Nẵng phản hồi vụ cột điện “không lõi thép” bị gãy do bão số 5
Cơn bão số 5 đổ bộ vào đất liền khiến địa bàn TP.Đà Nẵng có mưa lớn và gió rất mạnh. Cơn bão không đi trực tiếp vào Đà Nẵng nhưng đã khiến nhiều cây cối trên địa bàn bị gãy. Trong đó, tại số nhà 102 đường Tôn Đản (quận Cẩm Lệ) có một cây cột điện hạ áp bị gãy ngang. Ngay sau đó, trên mạng xã hội cho rằng cột không có lõi thép, nghi ngờ chất lượng cột điện.
Phản hồi về thông tin này, Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cho biết, cột điện này là cột điện bê tông ly tâm 8,4m thuộc đường dây hạ áp số A1/1/2 thuộc trạm biến áp Ngã Ba Huế 6.
Cột dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284 - 1997, có các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy. Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột (khoảng 1cm, do trước đó đã được kéo giãn).
Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng cũng cho biết, nguyên nhân chính khiến cột điện bị gãy là do ảnh hưởng của bão số 5 làm cây to ngã đè vào đường dây, tác động lực quá lớn kéo gãy cột.
Phối cảnh 'Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh' sông Tô Lịch
Vào ngày 15/9/2020 Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi công văn báo cáo tới Thành ủy, UBND TP Hà Nội về việc đề xuất “Giải pháp tổng thể” cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử- Văn hoá- Tâm linh”.
JVE cùng đối tác là một trong những Tổng thầu lớn nhất Nhật Bản đã xây dựng Đề án “Giải pháp tổng thể” để cải tạo toàn bộ sông Tô Lịch trở thành “Công viên Lịch sử-Văn hoá-Tâm linh Tô Lịch” sử dụng nguồn vốn từ phía Nhật Bản |
Phía Công ty JVE cho rằng, theo các chuyên gia Nhật Bản, để có thể "hồi sinh" sông Tô Lịch đúng nghĩa thì cần phải có giải pháp tổng thể để giải quyết toàn bộ các vấn đề như: Vấn đề thu gom nước thải; vấn đề cấp nước bổ cập cho sông sau khi thu gom hết nước thải; vấn đề xử lý triệt để tận gốc nguồn gây ra mùi hôi thối; vấn đề xử lý tầng bùn đáy; vấn đề xử lý nước đã bị ô nhiễm ở trong lòng sông; vấn đề thoát nước chống ngập khi mưa bão; vấn đề bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, tâm linh; vấn đề phát triển du lịch...
Mới đây những hình ảnh mô phỏng “Công viên Lịch sử - Văn hoá - Tâm linh Tô Lịch" của dự án cải tạo sông Tô Lịch được công bố đã đang khiến dư luận quan tâm.