Bác sĩ mách bạn:

Những nguy hiểm cần biết về tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào quý 2, quý 3 của thai kỳ do thời điểm này các hormon gây kháng insulin của rau thai tiết ra nhiều nhất. Thời điểm khuyến cáo sàng lọc bệnh từ tuần 24 - 28, nếu phát hiện bệnh trong thời gian này có nhiều lợi ích khi can thiệp.
Điểm danh một số nguyên nhân dẫn đến đau bụng vùng dưới rốn Bé gái bị đứt ngón tay do kẹt vào dây curoa máy rửa xe Bác sĩ mách bạn: 7 tác dụng phụ của thuốc tránh thai khẩn cấp Bác sĩ Bạch Mai choáng vì bệnh nhân tu luyện, bỏ đói tế bào ung thư Huế: Phó Đội trưởng bảo vệ rừng bị hành hung trọng thương “Sốc” video phổi đen như than của người hút thuốc

Theo thống kê trên thế giới, cứ 6 bà mẹ sinh con thì có 1 bà mẹ bị rối loạn đường máu ở các mức độ khác nhau (17%), và rối loạn đường máu do nguyên nhân tiểu đường thai kỳ(đái tháo đường thai kỳ) chiếm 84%.

Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai - Công tác tại phòng khám Vietmec Thanh Xuân cho biết: “Tâm lý các bậc phụ huynh đi siêu âm thường thích con nặng cân. Tuy nhiên là các em bé lớn hơn bình thường có khả năng bị tiểu đường thai kì và có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.”

Bác sĩ Tuyết Mai nhấn mạnh, tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến mẹ bầu như: Tăng nguy cơ phải mổ lấy thai; Nếu sinh thường, khả năng tổn thương các cơ và dây chằng sàn chậu nhiều hơn, dễ dẫn đến sa tạng chậu hơn; Vết cắt ở tầng sinh môn cũng dài hơn; Về sau, bạn dễ bị bệnh đái tháo đường hay thừa cân. Không chỉ nguy hiểu với mẹ bầu mà tiểu đường thai kì cũng ảnh hưởng đến bé như: Bé to thường dễ bị gãy xương đòn khi sinh hay kẹt vai lúc sinh; Tăng nguy cơ bị mổ lấy thai vì bé to không qua được đường sinh; Sau sinh bé dễ bị hạ đường huyết; Dễ bị hạ calci máu, có thể ảnh hưởng lên chức năng hoạt động của tim bé; Tăng nguy cơ vàng da nặng sau sinh; Tăng nguy cơ bé mất đột ngột ở 2 tháng cuối thai kỳ; Tăng nguy cơ sẩy thai, sinh non; Bé thường thừa cân, béo phì về sau; Khi bé lớn, dễ bị bệnh đái tháo đường

Cũng theo bác sĩ Tuyết Mai, để tránh bị tiểu đường thai kỳ người phụ nữ cần tránh bị tăng cân, béo phì từ trước khi mang thai, trong khi mang thai thì tránh tăng cân quá nhiều và nhanh, sử dụng các chất bột đường và vận động hợp lý.

nhung nguy hiem can biet ve tieu duong thai ky
Những nguy hiểm cần biết về tiểu đường thai kỳ

Khi người mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ cần được tư vấn về chế độ ăn uống và luyện tập tại các cơ sở y tế quản lý bệnh, phải được theo dõi đường máu nhiều lần trong ngày và lâu dài (đến khi đẻ).

Nếu chế độ dinh dưỡng và luyện tập vẫn không khống chế được lượng đường máu cao và/hoặc thai lớn hơn so với tuổi thai thì việc sử dụng insulin ngay là cần thiết. Các bà mẹ lưu ý là các thuốc insulin hiện được phép dùng cho phụ nữ mang thai không gây tác hại đối với thai.

Những bà mẹ có nguy cơ cao bị tiểu đường như: Thừa cân, BMI > 30; Bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước; Có đường trong nước tiểu; Gia đình có người trực hệ bị tiểu đường; Trên 35 tuổi. Nên đến gặp bác sỹ nội tiết để được tư vấn trước khi mang thai để tránh các hậu quả đáng tiếc.

Đinh Linh
Phiên bản di động