Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số

Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm bản quyền tác giả hiện vẫn phổ biến, đặc biệt là trên môi trường số. Song chế tài xử phạt vẫn vẫn còn thấp, khiến nhiều khó khăn phát sinh đối với các đơn vị quản lý.
Vi phạm bản quyền báo chí: Sự xuống cấp của đạo đức và văn hóa Vi phạm bản quyền nội dung: Rào cản lớn với chuyển đổi số báo chí Các “ông lớn” giúp VTV mang bản quyền World Cup 2022 về Việt Nam là ai?

Vi phạm bản quyền tác giả làm suy yếu nền kinh tế sáng tạo

Sáng 6/12, Cục Bản quyền tác giả (Bộ VH-TT-DL) tổ chức Hội thảo “Tuyên truyền, Phổ biến các nội dung cơ bản của Hiệp ước về Quyền tác giả của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WCT), Hiệp ước về Cuộc biểu diễn và Bản ghi âm của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (Hiệp ước WPPT) và thực thi pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian, doanh nghiệp khai thác, sử dụng”.

Thương mại điện tử đang bùng nổ trên toàn cầu, mở ra cơ hội lớn cho việc kinh doanh và phát triển các mô hình kinh tế mới. Việc mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên các nền tảng trực tuyến đã tạo ra một cuộc cách mạng trong cách thức giao thương và tương tác kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng kéo theo không ít thách thức, đặc biệt là đối với quyền sở hữu trí tuệ, trong đó bản quyền là một trong những lĩnh vực được quan tâm rất nhiều.

Trong môi trường thương mại điện tử, việc bảo vệ bản quyền trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các tác phẩm nghệ thuật, phần mềm, bài viết, hình ảnh, video và các sản phẩm trí tuệ khác dễ dàng bị sao chép, phân phối mà không có sự kiểm soát đầy đủ. Những hành vi xâm phạm bản quyền như tải lên, sao chép và phát tán trái phép các sản phẩm trí tuệ, đang gây thiệt hại lớn cho các chủ sở hữu bản quyền và làm suy yếu nền kinh tế sáng tạo.

Theo Sách trắng CNTT & Truyền thông Việt Nam 2023, tỷ lệ người dùng Internet tăng từ 70% (2018) lên 78,6% (2022), tăng trưởng 12,3% trong 5 năm.

Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông, vi phạm bản quyền phổ biến trên không gian mạng đã để lại hệ lụy nghiêm trọng.

Thống kê năm 2022 theo Media Partners Asia cho thấy, Việt Nam xếp thứ 3 Đông Nam Á về vi phạm bản quyền, chỉ sau Indonesia và Philippines, đứng đầu theo đầu người; 15,5 triệu người xem nội dung bất hợp pháp, gây thất thoát 348 triệu USD/năm. Năm 2023: 2.763 website, 3.611 link vi phạm đã bị ngăn chặn.

Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số
Bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả phát biểu tại hội thảo.

Chia sẻ tại Hội thảo, bà Phạm Thị Kim Oanh, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả cho biết, Việt Nam đã và đang chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, trong đó có lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Đến nay, Việt Nam đã tham gia 8 trên 9 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán, ký kết 2 Hiệp định song phương và 14 Hiệp định kinh tế, thương mại tự do song phương, đa phương với các quốc gia, khu vực kinh tế khác nhau trên thế giới có nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan, trong đó phải kể đến 2 Hiệp ước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO về bản quyền trên internet, đó là việc tham gia WCT năm 2021 và WPPT năm 2022; CPTPP, EVFTA, RCEP… Các thỏa thuận này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các tác giả và nhà sáng tạo mà còn tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc để xử lý các vi phạm.

Nâng cao chế tài xử phạt

Các chuyên gia cho rằng, khi chủ động hội nhập nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận quy định của sân chơi quốc tế.

Ông Nguyễn Quang Đồng chia sẻ thêm, Việt Nam đã ban hành Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 và Nghị định 17/2023/NĐ-CP, quy định chi tiết nghĩa vụ của ISP trong bảo vệ quyền tác giả trên không gian mạng, bao gồm cơ chế "miễn trừ trách nhiệm" (safe harbor) và "thông báo và gỡ bỏ" (notice and takedown). Cơ chế này kỳ vọng kiểm soát hiệu quả vi phạm bản quyền trong môi trường số và sẽ được phân tích chi tiết ở phần sau.

Trao đổi tại hội thảo, các chuyên gia nhấn mạnh, bảo vệ bản quyền trong môi trường thương mại điện tử đòi hỏi một sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố pháp lý, công nghệ và trách nhiệm của các bên liên quan. Các công cụ pháp lý hiện tại đã cung cấp một số giải pháp quan trọng, nhưng trong bối cảnh ngày càng có nhiều vi phạm và hành vi xâm phạm bản quyền ngày cành tinh vi hơn, chúng ta cần phải có những biện pháp mạnh mẽ hơn.

Nhức nhối tình trạng xâm phạm bản quyền trên môi trường số
Các chuyên gia trong lĩnh vực bản quyền tác giả trao đổi tại hội thảo.

Theo Luật sư Dương Việt Đức (Công ty Luật TNHH IPMAX) cho rằng cần hoàn thiện pháp luật, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của sàn thương mại điện tử, trong ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu trên sàn thương mại điện tử. Ví dụ: Thời hạn sàn thương mại điện tử cần gỡ bỏ nội dung vi phạm khi nhận được phản ánh của chủ thể quyền; Sàn có trách nhiệm cung cấp thông tin người vi phạm cho chủ thể quyền khi có cơ sở xác định vi phạm, hoặc khi chủ thể quyền nộp một khoản tiền bảo đảm.

Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử cần áp dụng biện pháp sàng lọc đối tượng, nội dung vi phạm; Ứng dụng công nghệ hiện đại để nhận diện và sàng lọc hàng giả, đối tượng xâm phạm...

Theo chuyên gia này, bên cạnh sự kết hợp của các biện pháp pháp lý, các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng, áp dụng công nghệ; bằng cách hợp tác cùng nhau, Nhà nước, cơ quan thực thi, chủ sở hữu trí tuệ, sàn thương mại điện tử và người tiêu dùng có thể tạo ra một mặt trận thống nhất chống hành vi xâm phạm bản quyền.

Thái Sơn
Phiên bản di động