Nhiều nơi đã ghi nhận các biến thể mới của COVID-19

Theo thống kê của Bộ Y tế, số mắc mới COVID-19 từ đầu tháng 10 đến nay liên tục có chiều hướng giảm.
Hà Nội: 1 bệnh nhân nhiễm COVID -19 tử vong Quận Ba Đình (Hà Nội): Phát động chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID -19 Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc): Hỗ trợ doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch COVID -19

Ca mắc COVID-19 tiếp tục giảm, bệnh nhân nặng tăng nhẹ

Bộ Y tế cho biết, ngày 14/10 có 589 ca mắc COVID-19 mới, giảm gần một nửa so với ngày trước đó. Trong ngày có gần 500 bệnh nhân ra viện, tiếp tục không có trường hợp tử vong.

Nhìn vào biểu đồ ca mắc mới hàng ngày của Bộ Y tế cho thấy số mắc mới từ đầu tháng 10 đến nay liên tục có chiều hướng giảm.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 ở nước ta thời gian

Trong 2 tuần qua, có 1 tuần số mắc mới trên 1.000 ca (từ 1.020-1.190), 7 ngày còn lại số mắc mới đều dưới 1.000 ca, thậm chí ngày 9/10 ghi nhận 371 ca, thấp nhất trong vòng gần nửa năm qua.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.491.541 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.131 ca nhiễm).

Tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh ở nước ta đến nay là: 10.598.444 ca; trong số hơn 844 nghìn trường hợp đang theo dõi, điều trị, số bệnh nhân đang thở oxy là 68 ca (Số bệnh nhân nặng tăng 25 trường hợp so với ngày 13/0), trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 61 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 6 ca.

Ngày 13/10 không ghi nhận ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.155 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 138/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).

Mặc dù, tình hình dịch hiện tại đã có dấu hiệu khả quan, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới vẫn khuyến cáo các quốc gia cần nắm bắt cơ hội, tiếp tục nỗ lực, duy trì các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là việc đảm bảo mục tiêu trong tiêm chủng vắc xin để đạt được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh.

Tình hình tiêm vắc xin COVID-19

Trong ngày 13/10 có 114.008 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 260.375.471 liều.

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.587.451 liều: Mũi 1 là 71.055.681 liều; Mũi 2 là 68.652.223 liều; Mũi bổ sung là 14.500.990 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.874.708 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.503.849 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.028.776 liều: Mũi 1 là 9.100.662 liều; Mũi 2 là 8.853.494 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.074.620 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.759.244 liều: Mũi 1 là 9.871.765 liều; Mũi 2 là 6.887.479 liều.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Trong nước, mặc dù tình hình dịch bệnh vẫn cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn biến chủng gốc; tỷ lệ tiêm vắc xin mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ em tại một số nơi còn thấp.

Tốc độ gia tăng số mắc hàng ngày của COVID-19 phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như bản chất của biến thể về khả năng lây nhiễm (virus SARS-CoV-2 thường xuyên biến đổi, không ổn định); khả năng bảo vệ miễn dịch giảm theo thời gian và độ bao phủ vắc xin; khả năng đáp ứng và các biện pháp phòng, chống dịch, do đó khó dự báo được mức độ tăng cụ thể trong thời gian tới.

Hệ thống đáp ứng phòng, chống dịch từ trung ương đến địa phương cần chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt là tiêm vaccine phòng COVID-19 và truyền thông nâng cao ý thức người dân và cộng đồng.

Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Cả thế giới có 629.034.900 ca nhiễm, trong đó 608,121,376 ca khỏi bệnh; 6.568.529 ca tử vong và 14,344,995 ca đang điều trị (38.586 ca diễn biến nặng). Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 566.177 ca, tử vong tăng 2.461 ca.

Châu Âu tăng 336.138 ca; Bắc Mỹ tăng 54.815 ca; Nam Mỹ tăng 10.847 ca; châu Á tăng 137.886 ca; châu Phi tăng 775 ca; châu Đại Dương tăng 25.716 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 16.586 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.830 ca, Malaysia tăng 2.090 ca, Thái Lan tăng 0 ca, Philippines tăng 2.793 ca, Singapore tăng 9.501 ca, Myanmar tăng 346 ca, Lào tăng 21 ca, Campuchia tăng 5 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

Phương Thu
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động