Nêu cao vai trò người đứng đầu trong thực hiện quy chế dân chủ

Thực hiện kế hoạch kiểm tra của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội, ngày 25/10, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng đoàn kiểm tra số 1 của thành phố đã chủ trì cuộc kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) tại Sở Thông tin và Truyền Thông Hà Nội.
Bộ Y tế ra công văn khẩn yêu cầu tăng cường phòng chống cúm gia cầm Hà Nội tăng cường phát triển người tham gia BHXH, BHYT 3 tháng cuối năm Tăng cường kiểm tra xử lý các dự án chậm tiến độ, không đưa đất vào sử dụng Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì buổi kiểm tra.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến chủ trì buổi kiểm tra.

Xây dựng Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội ngày càng vững mạnh

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền Thông, thực hiện các văn bản chỉ đạo của trung ương và Thành ủy, việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ quan Sở đã được cấp ủy, Ban Chỉ đạo quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Ban lãnh đạo Sở đã cụ thể hóa việc thực hiện dân chủ bằng việc ban hành hệ thống quy chế của Sở như: Quy chế làm việc, quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý công sản. Nội dung các quy chế của cơ quan thường xuyên được rà soát, điều chỉnh và cập nhật theo các hướng dẫn mới và phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị.

Sở Thông tin và Truyền Thông cũng đã tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hằng năm nhằm phát huy dân chủ trực tiếp của cán bộ, công chức; Là nơi cán bộ, công chức chia sẻ khó khăn, vướng mắc cùng thủ trưởng cơ quan nhằm thống nhất biện pháp khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ chính trị và xây dựng cơ quan vững mạnh.

Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở luôn chú trọng và quan tâm thực hiện cải cách hành chính. Sở đã duy trì hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”; công khai 34 thủ tục hành chính và đưa ra giải quyết theo cơ chế “một cửa” 34 thủ tục hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi đối với các tổ chức, cá nhân. Từ đầu năm 2021 đến hết ngày 15/9/2022, Sở đã tiếp nhận và trả kết quả 8.472 hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (đạt 100%), không có hồ sơ nào giải quyết quá thời hạn; Không có vụ việc kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo về việc giải quyết thủ tục hành chính.

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương báo cáo tại buổi kiểm tra.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương báo cáo tại buổi kiểm tra

Sở cũng luôn chú trọng đến việc tổ chức tiếp công dân và giải quyết các vấn đề liên quan tới khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân; Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tổ chức tiếp công dân, bảo đảm đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất. Từ năm 2021 đến ngày 15/9/2022, Sở đã tiếp 26 lượt công dân; tiếp nhận 390 đơn thư, trong đó 386 đơn kiến nghị phản ánh, 3 đơn khiếu nại, 1 đơn tố cáo. Đến nay, Sở đã xử lý xong dứt điểm. Ban Thanh tra Nhân dân cơ quan cơ bản hoạt động tích cực; Thực hiện giám sát các hoạt động bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công chức, viên chức và người lao động.

Đề cao trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên

Phát biểu kết luận buổi kiểm tra, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến ghi nhận, đánh giá cao những kết quả xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở của Sở Thông tin và Truyền Thông.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nhấn mạnh: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội có chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về: Báo chí; Xuất bản; Bưu chính; Viễn thông; Công nghệ thông tin; Thông tin cơ sở; Hạ tầng thông tin truyền thông… Với địa bàn Hà Nội có dân số đông, địa bàn rộng, sự phát triển giữa các vùng, địa phương không đồng đều và đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, đòi hỏi Sở phải nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Nhấn mạnh những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện thời gian tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng, các văn bản của trung ương, thành phố về thực hiện QCDC ở cơ sở; Cần tập trung đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên các kênh thông tin tuyên truyền do Sở quản lý.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi kiểm tra
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến phát biểu kết luận buổi kiểm tra

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông nêu cao vai trò của người đứng đầu các cấp trong thực hiện QCDC, trong đó cần đề cao vai trò, trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Cùng với đó, Sở cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính gắn với việc thực hiện QCDC ở cơ sở; Tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính trong quy trình giải quyết công việc với các tổ chức, công dân, nhất là các đơn vị có chức năng nhiệm vụ thường xuyên phải tiếp xúc, giải quyết công việc cho nhân dân.

Sở Thông tin và Truyền thông nêu cao vai trò của Ban Thanh tra Nhân dân; Nâng cao chất lượng hội nghị cán bộ, công chức trong cơ quan để lắng nghe ý kiến, đóng góp của cán bộ, công chức. Sở cần gắn việc thực hiện QCDC với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ quan; Chú trọng nâng cao chất lượng công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, Nhân dân, nhất là thông tin về các chính sách, luật pháp liên quan trực tiếp đến đời sống, giúp người dân tự giác thực thi pháp luật và thực hiện tốt quyền dân chủ trực tiếp theo quy định của pháp luật.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị, việc thực hiện QCDC cần được kiểm tra thường xuyên và liên tục, cả định kỳ và đột xuất ở mọi nơi, mọi cấp nhằm bảo đảm Quy chế được thực hiện một cách tốt nhất.

Lam Dương
tuoitrethudo.com.vn
Phiên bản di động