Năm 2023 phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9%

Theo Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ năm 2023, Bộ Công thương đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8 - 9% so với năm 2022.
Nhà thuốc thương mại hiện đại tăng tốc dành thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống Đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá bán lẻ xăng dầu Hà Nội: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng tháng 10/2022 đạt 58,3 nghìn tỷ đồng

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, trong năm 2023, Bộ Công thương sẽ tăng cường công tác kết nối cung cầu, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu, góp phần ổn định giá cả hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Bộ Công thương cũng sẽ phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn để có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết, hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch; đổi mới, tổ chức kết nối cung cầu trong nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới, tạo kênh tiêu thụ thuận lợi, ổn định.

Đồng thời, Bộ Công thương sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm và nhất là các vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, hàng hóa gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp.

Năm 2023 phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9%
Bộ Công thương đặt mục tiêu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8-9% so với năm 2022. (Ảnh minh họa)

Cùng với đó, Bộ Công thương cũng định hướng phát triển nền tảng thương mại điện tử thông qua chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị nhằm kết nối các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối vừa và nhỏ, các nhà bán buôn và các kênh thương mại bán lẻ, các công ty thương mại điện tử.

Bên cạnh đó, Bộ Công thương tập trung đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương, tập trung vào các vùng nông thôn với các sản phẩm chủ lực; tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử. Đồng thời, rà soát, hoàn thiện khung pháp lý về hạ tầng thương mại điện tử, giao dịch điện tử và kinh tế số.

Bộ Công thương cho rằng mục tiêu trên là có cơ sở bởi năm 2022, thị trường trong nước phục hồi mạnh mẽ. Sau hai năm liên tục giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm nay đã bật tăng mạnh trở lại. Điều đó cho thấy các chính sách phục hồi kinh tế sau đại dịch của nhà nước đã phát huy hiệu quả, thị trường trong nước tiếp tục được củng cố, phục hồi và phát triển.

Nhà thuốc thương mại hiện đại tăng tốc dành thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống Nhà thuốc thương mại hiện đại tăng tốc dành thị phần từ các hiệu thuốc truyền thống
Đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá bán lẻ xăng dầu Đề xuất doanh nghiệp tự quyết giá bán lẻ xăng dầu
Hà Nội: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng tháng 10/2022 đạt 58,3 nghìn tỷ đồng Hà Nội: Bán lẻ hàng hóa và doanh thu tiêu dùng tháng 10/2022 đạt 58,3 nghìn tỷ đồng
Khánh Khoa
Phiên bản di động