Mỹ mở cuộc điều tra ứng dụng Trung Quốc TikTok
Xích đu lớn nhất thế giới tại Trung Quốc Ứng dụng TikTok chính thức bị cấm tại Ấn Độ sau trò chơi PUBG |
Theo Reuters, Chính phủ Mỹ đã mở một cuộc đánh giá nguy cơ an ninh quốc gia đối với chủ sở hữu ứng dụng TikTok, Bắc Kinh ByteDance, trong thương vụ mua lại trị giá 1 tỷ USD ứng dụng truyền thông xã hội Musical.ly của Mỹ.
Mặc dù thương vụ trên đã được hoàn tất từ hai năm trước, song các thượng nghị sĩ Mỹ vẫn kêu gọi tình báo nước này xem xét các rủi ro an ninh đến từ "TikTok và các nền tảng nội dung khác có trụ sở tại Trung Quốc đang hoạt động ở Mỹ".
Ứng dụng TikTok đang là một ứng dụng hot trên nhiều Quốc Gia, ứng dụng này đã bị cấm tại Ấn Độ, |
Mạng xã hội TikTok do công ty Trung Quốc ByteDance sở hữu có khoảng 500 triệu người sử dụng khắp thế giới, trong đó 110 triệu người ở Mỹ, được coi là một ''hiện tượng mạng xã hội'' khi cho phép người dùng tạo và chia sẻ các video ngắn với các hiệu ứng đặc biệt.
TikTok hiện là một trong những ứng dụng phổ biến trong thanh thiếu niên Mỹ, giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, đặc biệt là về vấn đề công nghệ.
Hiện có khoảng 60% trong tổng số 26,5 triệu người dùng TikTok hoạt động hàng tháng là từ Mỹ và nằm trong độ tuổi từ 16 đến 24.
New York Times ngày 1/11 cho biết, Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS) - cơ quan xem xét các thỏa thuận của các bên mua nước ngoài về các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn - đã bắt đầu xem xét hợp đồng thương vụ ByteDance mua lại Music.ly.
ByteDance đã xin giấy phép của CFIUS khi mua lại Music.ly, và điều này đã vi phạm các quy định bảo mật của Mỹ. Do đó, CFIUS đã mở điều tra để làm rõ hành vi của công ty Trung Quốc.
Bộ Tài chính Hoa Kỳ, chủ tịch CFIUS, cũng chưa có trả lời về vụ việc.
Đại diện của TikTok cho biết chưa thể bình luận về bất kỳ vấn đề pháp lý nào nhưng khẳng định "không có ưu tiên nào cao hơn việc chiếm được lòng tin của người sử dụng và cơ quan quản lý tại Mỹ".