Một tuần Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, hàng quán, TTTM mở cửa trở lại

Không có ca mắc mới Covid-19 nào được ghi nhận trong sáng 23/4. Như vậy, đến nay đã tròn 1 tuần, Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19. Hôm nay cũng là ngày đầu tiên nới lỏng cách ly xã hội ở Hà Nội, TPHCM và các tỉnh có nguy cơ cao. 
Bác sĩ bệnh viện Bệnh Nhiệt đới mặc tã giấy làm việc Phong tỏa toàn bộ thị trấn Đồng Văn từ 9h ngày 22/4 để chống dịch Covid-19 Thứ trưởng Y tế: "Tạo môi trường an toàn để xã hội trở lại bình thường" Dinh dưỡng mùa Covid-19: Ăn đủ chứ không ăn thừa

Tính từ sáng ngày 16/4 đến nay đã 1 tuần liên tiếp, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19 ( tính riêng từ ngày 14/4 đến nay là bước sang ngày thứ 10, cả nước chỉ ghi nhận 3 ca mắc), số ca mắc hiện vẫn là 268.

Hiện tại còn 45 bệnh nhân đang được điều trị tại 08 cơ sở y tế, trong đó: 39 bệnh nhân được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương; 4 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh; 2 bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện tuyến huyện.

Trong số 45 bệnh nhân đang điều trị, đã có 8 ca xét nghiệm âm tính 2 lần, 3 ca xét nghiệm âm tính 1 lần.

Về tình hình các bệnh nhân nặng, Tiểu ban điều trị quốc gia cho biết.

BN19: thở máy qua ống mở khí quản, phổi còn tổn thương nhưng oxy hóa máu đã cải thiện. Tim còn rối loạn nhịp, nhưng mức độ nhẹ hơn, huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết, không sốt.

BN161: còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy. Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm, ăn tiêu qua sonde, không có biểu hiện xuất huyết, không sốt.

BN91: Hiện bệnh nhân nằm yên/an thần, không sốt, thở máy. Không chảy máu mũi miệng, hút đàm có ít máu; tiểu nhiều 3000ml/24 giờ. Vấn đề hiện tại: Rối loạn đông máu kiểm soát tạm ổn. X-Quang phổi không tổn thương xấu thêm.

Một tuần Việt Nam không có ca mắc Covid-19 mới, hàng quán, TTTM mở cửa trở lại
Hà Nội lập 27 chốt, đánh số thứ tự từ 1 đến 30, tại tất cả tuyến đường từ Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên về Hà Nội và các đầu cầu Thăng Long, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì đi vào trung tâm thủ đô.

Tuy nhiên, không vì thế mà người dân chủ quan lơ là công tác phòng chống dịch vì bài học của các nước trên thế giới còn ỏ trước mắt. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đã khống chế được các ổ dịch. Tình hình các ca bệnh nhập cảnh hoặc lây lan đều đã được chống chế nhưng tình hình dịch nói chung vẫn còn phức tạp. Trên thế giới vẫn có nhiều người mắc bệnh, người chết vì Covid-19, nguy cơ bệnh xâm nhập Việt Nam là vẫn còn, kể cả các trường hợp qua đường mòn lối mở...

Trong giai đoạn 1, Việt Nam ghi nhận 16 bệnh nhân mắc Covid-19 và điều trị thành công cho cả 16 bệnh nhân này. Sau đó 3 tuần, cả nước không ghi nhận ca mắc mới.

Ngày 6/3/2020, bệnh nhân 17 được xác định dương tính với SARS-CoV-2. Những ngày sau đó, cả nước ghi nhận 251 bệnh nhân khác, trong đó có 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%; 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%. Cả nước bước vào cuộc chiến giai đoạn 2 vô cùng căng thẳng. Chính phủ đã phải áp dụng biện pháp cách ly xã hội trong vòng 2 tuần trên phạm vi cả nước và kéo dài thêm 1 tuần ở 28 địa phương có nguy cơ cao.

Hôm nay 23/4- lệnh cách ly xã hội đã được nới lỏng trên toàn quốc, hàng quán, trung tâm thương mại trở lại hoạt động bình thường trừ các tụ điểm giải trí, karaoke... Tuy vậy các chuyên gia kêu gọi người dân vẫn giữ tâm thế cảnh giác với dịch bệnh như ở giai đoạn 1, giải đoạn 2, đừng thấy việc kiểm soát dịch bệnh mà chủ quan. Có 5 điều không nên làm ngay khi hết cách ly xã hội bao gồm: tụ tập tiệc tùng, buông lỏng việc rửa tay, đi thăm nom người có nguy cơ cao, lên kế hoạch đi du lịch nước ngoài hay tháo khẩu trang.

D.Minh
Phiên bản di động