Một số nhà đầu tư muốn tham gia tái cơ cấu Ngân hàng SCB
Các vụ án xăng dầu, Tân Hoàng Minh, SCB… cảnh tỉnh cả lĩnh vực Giám sát "ông chủ" thực sự của các ngân hàng, tránh như vụ SCB |
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 được triển khai quyết liệt và hiệu quả.
Theo đó, các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục đóng vai trò chi phối trong hệ thống các tổ chức tín dụng về quy mô vốn, tài sản, huy động vốn và tín dụng.
Các ngân hàng thương mại cổ phần tiếp tục củng cố, chấn chỉnh toàn diện các mặt tài chính, quản trị, xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát nhằm nâng cao nhất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động.
Ảnh minh họa. |
Về việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, cấp có thẩm quyền đã phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc đối với 4 ngân hàng kiểm soát đặc biệt gồm CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank.
Trong đó, riêng với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng và đề xuất chủ trương cơ cấu lại của nhà băng và Ban Kiểm soát đặc biệt SCB, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo Thủ tướng về chủ trương xử lý và đang nghiên cứu xử lý đề xuất tham gia tái cơ cấu lại SCB của một số nhà đầu tư.
Cũng theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém vẫn còn gặp nhiều khó khăn về hành lang pháp lý, cơ chế hỗ trợ đối với các tổ chức tín dụng tham gia xử lý/nhận chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém.
Chính phủ từng cho biết tìm kiếm, đàm phán ngân hàng thương mại đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) khó khăn khi phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng.
Các ngân hàng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.