Miếng dán đặc biệt giúp những người rối loạn giọng nói có thể trò chuyện
Theo báo cáo nghiên cứu đăng trên Tạp chí tạp chí Nature Communications, miếng dán ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp chuyển đổi các chuyển động của cơ ở cổ họng thành lời nói phát ra từ miệng.
Các nhà khoa học cho biết miếng dán này có thể co giãn, được gắn lên da của chủ thể và được cung cấp năng lượng thông qua các chuyển động của cơ ở cổ họng.
Miếng dán sẽ chuyển đổi chuyển động của cơ thanh quản thành tín hiệu điện, sau đó được dịch ra lời nói thông qua thuật toán học máy - một dạng AI.
Một chiếc loa sẽ phát ra âm thanh thể hiện những câu mà chủ thể định nói.
Ở thời điểm hiện tại, số vốn từ được xây dựng (ghi âm) mới chỉ ở mức hạn chế. Tuy nhiên, điểm đột phá của nghiên cứu này là miếng dán đặc biệt trên có thể hoạt động mà không cần phải ghi nhận độ rung dây thanh quản của người được áp dụng.
Một thiết bị mới có thể phát hiện chuyển động của cơ cổ và chuyển chúng thành giọng nói |
Điều này có nghĩa là miếng dán có thể giúp khôi phục giọng nói của chính những người bị tổn thương dây thanh quản.
Số liệu thống kê cho thấy, có tới 1/3 dân số thế giới mắc phải ít nhất một chứng rối loạn giọng nói trong đời.
Theo các nhà nghiên cứu, những phương pháp điều trị hiện tại đối với các vấn đề nghiêm trọng về giọng nói, chẳng hạn như các thiết bị cầm tay như thanh quản điện, có thể gây "bất tiện, khó chịu hoặc phải thực hiện liệu pháp xâm lấn" đối với người bệnh.
Trong khi đó, miếng dán trên đạt hiệu quả tới 95% và rất tiện lợi cho người dùng do chống thấm nước, có kích thước chỉ bằng một đồng xu và chỉ nặng 7gram.
Trước đó Công ty CoeFont, một công ty có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) cũng thu hút sự chú ý với dịch vụ độc đáo sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tái tạo giọng nói cho những người mất giọng do phẫu thuật ung thư.
Dịch vụ của CoeFont sử dụng AI để học cao độ, ngữ điệu của giọng nói cũng như tốc độ nói của người dùng trước khi phẫu thuật.
Sau đó, hệ thống sẽ tái tạo thành một giọng nói tổng hợp, có thể đọc thành tiếng văn bản do người dùng nhập vào, với giọng nói giống như giọng gốc của bệnh nhân.
Cảnh báo lừa đảo bằng giọng nói AI “Giúp con với, mẹ ơi, giúp con với!”, Jennifer DeStefano sống ở Arizona (Mỹ) nghe thấy giọng nói con mình vang lên ở đầu dây ... |
Hai học sinh sáng tạo phần mềm vào điểm bằng giọng nói 5 tháng nghiên cứu, hai học sinh Hà Tĩnh đã thành công khi tạo ra phần mềm ứng dụng nhập điểm bằng giọng nói, giúp ... |
Tan máu bẩm sinh - căn bệnh đe dọa tương lai của giống nòi Bệnh Tan máu bẩm sinh Thalassemia thường khiến khuôn mặt người bệnh bị biến dạng với trán nhô, mũi hếch, răng mọc xiêu vẹo. Mỗi ... |