Mê Linh “khoác áo mới” nhờ công nghiệp văn hóa

Những năm gần đây, hình ảnh và vị thế của huyện Mê Linh (Hà Nội) càng lúc càng được nâng cao do triển khai có hiệu quả các nội dung liên quan đến công nghiệp văn hóa. Quê hương Hai Bà Trưng đã và đang khai thác các lợi thế về lịch sử, văn hóa, địa lý... để nâng cao đời sống của Nhân dân.
Huyện Mê Linh tập trung chuyển đổi số và phòng chống lãng phí

Vùng đất giàu truyền thống, dày văn hóa

Tọa lạc ở phía Bắc Thủ đô Hà Nội, huyện Mê Linh nằm cạnh sông Hồng với bãi bồi bát ngát, và cũng không quá xa sân bay Quốc tế Nội Bài. Với việc đường Vành đai 4 chạy qua địa bàn đoạn hơn 11 km, huyện Mê Linh hứa hẹn trở thành đô thị năng động, nhiều dư địa phát triển trong tương lai gần.

Vẻ đẹp của vũng đất bãi ở Mê Linh
Vẻ đẹp của vũng đất bãi ở Mê Linh

Không những thế, Mê Linh cũng là huyện có bề dày lịch sử, văn hóa và truyền thống cách mạng, có phong tục tập quán phong phú và lâu đời. Với 161 di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, trong đó có 1 di tích xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt - Đền thờ Hai Bà Trưng; 25 di tích Quốc gia; 56 di tích xếp hạng cấp Thành phố; 2 di tích được UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định gắn biển lưu niệm di tích cách mạng kháng chiến; 2 di sản văn hoá phi vật thể. Hơn 200 lễ hội truyền thống đặc sắc như lễ hội Hai Bà Trưng, lễ hội xuống đồng, lễ hội hoa... là những điều kiện thuận lợi để Mê Linh phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cũng như phát triển công nghiệp văn hóa ở địa phương.

Thời gian vừa qua, ghi nhận của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, huyện Mê Linh đã có nhiều chương trình, kế hoạch tập trung quan tâm, đầu tư, làm tốt công tác quy hoạch phát triển du lịch; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng bền vững, lấy du lịch văn hóa lịch sử kết hợp với sản phẩm du lịch nông nghiệp trải nghiệm, du lịch sinh thái làm các sản phẩm chủ đạo.

Nông dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh trồng cây rau ngắn ngày
Nông dân thôn Đông Cao, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh trồng cây rau ngắn ngày

Bên cạnh đó, triển khai Chương trình 06-CTr/TU 2021 của Thành ủy Hà Nội, huyện Mê Linh triển khai tăng cường công tác quản lý nhà nước và quan tâm đến chất lượng sản phẩm của các cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, mua sắm trên địa bàn. Xây dựng, triển khai kế hoạch thí điểm lắp đặt một số biển chỉ dẫn du lịch tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện. Nghiên cứu xây dựng và tổ chức triển khai một số loại hình du lịch mới, như: du lịch nông nghiệp sinh thái, du lịch đường sông, du lịch thể thao nước, du lịch văn hóa kết hợp trải nghiệm,… để du lịch Mê Linh phát triển hiệu quả hơn, quảng bá hình ảnh du lịch Mê Linh đến với đông đảo khách du lịch trong nước và quốc tế.

Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Từ nhiều đời qua, huyện Mê Linh được biết đến là vựa rau của Thủ đô và các vùng lân cận; hơn nữa, địa phương này cũng nổi danh với nghề trồng hoa truyền thống. Những cánh đồng hoa bạt ngàn tại xã xã Mê Linh, Tiền Phong, Đại Thịnh ... giúp Mê Linh nhận được tên gọi “thủ phủ hoa hồng”.

Dựa vào lợi thế đó, Mê Linh xây dựng đề án bảo tồn, giữ gìn làng hoa truyền thống gắn với phát triển du lịch; huy động nguồn lực tổ chức Festival hoa quy mô cấp thành phố và tiến tới quy mô cấp vùng, cấp quốc tế.

Nguyễn Thế Anh - chủ tịch hội làng nghề huyện Mê Linh, chủ vườn hồng Thế Anh, xã Mê Linh
Nguyễn Thế Anh - chủ tịch hội làng nghề huyện Mê Linh, chủ vườn hồng Thế Anh, xã Mê Linh

Đồng thời, huyện cũng quan tâm xây dựng chợ đầu mối hoa, nông sản khu vực phía Bắc trên cơ sở tận dụng lợi thế từ cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt. Phối hợp với các sở, ngành thành phố rà soát, bảo tồn, phát huy, đề nghị công nhận các di sản văn hoá phi vật thể và tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phát triển văn hoá, di tích, lễ hội và hoạt động du lịch trên địa bàn.

Tại buổi giám sát về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình số 06 -CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, Mê Linh là vùng đất cổ, nơi giao thoa của 2 nền văn hoá, do vậy, Huyện phải chú trọng bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống; phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ngành của Thành phố để bổ sung cập nhật quy hoạch cơ sở giáo dục và khu công viên thể dục thể thao quy mô cấp vùng. Quá trình lập quy hoạch cần lấy sông Hồng làm trục cảnh quan…

Mê Linh “khoác áo mới” nhờ công nghiệp văn hóa

Cùng với đó, Mê Linh xây dựng đề án bảo tồn, giữ gìn làng hoa truyền thống gắn vớ phát triển du lịch; huy động nguồn lực tổ chức Festival hoa quy mô cấp Thành phố và tiến tới quy mô cấp vùng, cấp quốc tế. Quan tâm xây dựng chợ đầu mối hoa, nông sản khu vực phía Bắc trên cơ sở tận dụng lợi thế từ cảng hàng không Quốc tế Nội Bài, hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt,..

Huyện Mê Linh “khoác áo mới” nhờ công nghiệp văn hóa
Tại Festival, các nghệ nhân sắp đặt, thiết kế theo từng chủ đề với 10 modun chính, 8 tiểu cảnh được trang trí từ các loại hoa của chính mảnh đất Mê Linh

“Cần chú trọng chuyển dịch quy hoạch sang mô hình nông nghiệp đô thị. Mạnh dạn tính đến việc quy hoạch khu trung tâm thể thao vùng; xây dựng đề án bảo tồn 2 làng hoa truyền thống; rà soát lại hệ thống di sản trên địa bàn để có kế hoạch bảo tồn, tôn vinh cho phù hợp... hay xây dựng đề án tổ chức Festival hoa thực sự có tầm vóc, với lộ trình ban đầu có thể ở tầm thành phố rồi tầm nhìn là Festival hoa quốc tế", Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh tại hội nghị nói trên.

Vũ Cường

Bình luận

Phiên bản di động