Lỗ vượt vốn điều lệ, cổ phiếu Địa ốc Đà Lạt nhận ''án tử'' từ 24/5

Công ty CP Địa ốc Đà Lạt kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục năm 2016-2018 và lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp nên cổ phiếu DLR của công ty sẽ bị hủy niêm yết từ 24/5/2019.
Quốc Cường Gia Lai loay hoay nợ nần Quý 1 "đại gia" FLC chỉ lãi hơn 8 tỷ đồng, nợ gần gấp đôi vốn chủ sở hữu Thế Giới Di Động thu nghìn tỷ đồng nhờ “bán những sản phẩm chưa từng bán”

Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa có thông báo về việc hủy niêm yết cổ phiếu DLR của Công ty CP Địa ốc Đà Lạt.

Theo đó, 4,5 triệu cổ phiếu DLR, tương đương giá trị 45 tỷ đồng của Công ty CP Địa ốc Đà Lạt sẽ bị hủy niêm yết từ ngày 24/5/2019 do kết quả sản xuất kinh doanh của công ty bị thua lỗ trong 3 năm liên tiếp (năm 2016, 2017, 2018).

Bên cạnh đó, lỗ lũy kế của Công ty CP Địa ốc Đà Lạt vượt quá số vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2018. Do vậy, cổ phiếu DLR thuộc trường hợp bị hủy niêm yết tại điểm đ khoản 1 điều 60 Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

lo vuot von dieu le co phieu dia oc da lat nhan an tu tu 245
Giải trình của Công ty CP Địa ốc Đà Lạt.

Trước đó, ngày 3/4 vừa qua, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã gửi thông báo đến Công ty CP Địa ốc Đà Lạt yêu cầu giải trình nguyên nhân tình trạng bị hủy niêm yết.

Sau đó, ngày 10/4, trong văn bản giải trình, Công ty CP Địa ốc Đà Lạt cho biết, kết thúc năm tài chính 2018, lợi nhuận sau thuế lũy kế của công ty âm 47,6 tỷ đồng, vượt quá số vốn điều lệ thực góp là âm 2,6 tỷ đồng. Trong 3 năm từ 2016-2018 là ba năm thực sự khó khăn của công ty do không hoàn thành các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận như kế hoạch đề ra.

Công ty CP Địa ốc Đà Lạt cho biết, về hoạt động đầu tư dự án, công ty đang triển khai 4 dự án, nhưng hiện nay chỉ còn một dự án còn tính khả thi do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hầu như đã hoàn tất, dự kiến khởi động trong năm 2020.

Bên cạnh đó, việc quản lý kinh doanh và cho thuê bất động sản hiệu quả thấp, bởi lẽ một số tài sản đã cho thuê cách đây gần 20 năm và thời gian thuê là 50 năm; do đó giá cho thuê không bù đắp đủ chi phí và lạm phát.

Trong khi đó, hoạt động xây lắp thì cầm chừng do đầu tư công của địa phương rất hạn chế, đấu thầu công trình không được vì lợi nhuận sau thuế của công ty âm nên không đáp ứng được điều kiện trong Luật Đấu thầu. Hoạt động sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng thì đầu tư nhỏ giọt, không đồng bộ hiệu quả kinh tế không cao, thua lỗ kéo dài.

Văn Huy
Phiên bản di động