Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những bất cập khi người dân xác nhận cư trú ở Hà Nội

Theo Công an TP Hà Nội, sau hơn 1 tháng triển khai thực hiện Luật Cư trú năm 2020, phần lớn người dân hài lòng với sự thay đổi, cải cách thủ tục hành chính. Tuy nhiên, vẫn có tình trạng cán bộ UBND lạm dụng việc yêu cầu công dân xuất trình giấy xác nhận cư trú, gây phiền hà cho Nhân dân.
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, giám sát các bệnh viện, phòng khám tư Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dự án Vành đai 4 trên địa bàn thành phố Thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề tháng 3 của HĐND TP Hà Nội Hà Nội: Công bố tập hệ thống hóa văn bản pháp luật còn hiệu lực tính đến hết 31/12/2023

Trước thực tế trên, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội đã đề nghị công an các quận, huyện, thị xã cần phát huy vai trò Cơ quan Thường trực Đề án 06, kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập gây phiền hà cho Nhân dân, tham mưu lãnh đạo UBND chấn chỉnh.

undefined
Người dân đến làm thủ tục hành chính theo Luật Cư trú ( Ảnh minh họa)

Hiện, UBND TP đã có văn bản chỉ đạo và tăng cường công tác kiểm tra công vụ để chấn chỉnh. Tuy nhiên, theo Thiếu tá Nguyễn Thành Lâm, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thì lực lượng công an cũng cần phát huy vai trò Cơ quan Thường trực Đề án 06 để kịp thời phát hiện những vấn đề bất cập gây phiền hà cho Nhân dân. Từ đó, đơn vị sẽ tham mưu Ban Chỉ đạo 06 cấp huyện chỉ đạo chấn chỉnh.

Theo Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an TP Hà Nội, hiện nay phần lớn trường hợp người dân phải đến Công an phường để xin xác nhận thông tin cư trú có liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn. Trong khi nhóm đối tượng này thường xuyên có biến động về chỗ ở, nơi cư trú, nên thông tin cư trú chưa thể hiện được hết. Cùng với đó, dữ liệu hộ tịch, tư pháp vẫn chưa được ngành tư pháp số hóa, kết nối với dữ liệu quốc gia về dân cư.

TP Hà Nội cũng như các địa phương trong cả nước đang nỗ lực số hóa, kết nối dữ liệu hộ tịch với dữ liệu quốc gia về dân cư của Bộ Công an để phục vụ người dân. Tính đến nay, đã có 5/30 quận, huyện số hóa xong dữ liệu hộ tịch với tổng số hơn 2 triệu trường hợp, kết nối với dữ liệu dân cư của Bộ Công an và cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ Tư pháp.

Trong quá trình thực hiện các dịch vụ công và giao dịch dân sự, UBND TP Hà Nội cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành ứng dụng, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy theo đúng Luật Cư trú. UBND TP cũng chỉ đạo các sở, ban, ngành tập trung thực hiện việc số hóa, cập nhật dữ liệu hướng đến xây dựng, hình thành các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Thành phố, qua đó phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu khác. Trước mắt, UBND TP chỉ đạo tập trung vào các nhóm dữ liệu như dữ liệu hộ tịch, y tế, an sinh xã hội, đất đai, công nhân…

Cùng với đó, chủ động tuyên truyền, hướng dẫn cho cán bộ cấp cơ sở nhận thức sâu sắc hơn về Đề án 06, 7 phương thức thay thế cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy, hạn chế đến mức thấp nhất việc yêu cầu nhân dân phải xin xác nhận cư trú trong giải quyết thủ tục hành chính.

Để người dân được thụ hưởng thành quả của Đề án 06, các bộ, ngành, địa phương đẩy nhanh xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành, hạ tầng về hệ thống đảm bảo an ninh, an toàn về thông tin; phối hợp với Bộ Công an triển khai thực hiện các giải pháp kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để ứng dụng giải quyết các thủ tục hành chính, công tác chuyên môn với mục tiêu “sử dụng thông tin về cư trú của công dân đã có trong cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư thay cho yêu cầu công dân phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh về cư trú trong giải quyết các thủ tục hành chính.

Hoa Thành
Phiên bản di động